tốt hơn, lạm phát giảm và nền kinh tế có cơ may tiến đến thăng bằng toàn
dụng. Đây chính là thành quả đang được mọi người mong đợi từ kế hoạch
tái cấu trúc nền kinh tế quốc dân.
Theo số liệu được công bố, nợ công hiện chiếm 54,6% GDP của Việt
Nam (nợ nước ngoài chiếm 41,5% GDP, tương đương 50 tỷ đô la) và cho
đến năm 2015, con số này sẽ lên đến 60-65% GDP, một sự gia tăng mạnh
mẽ cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Các quan chức Bộ Tài chính cũng
như Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng so với nhiều nước tỷ lệ này không
cao, vẫn còn trong vòng kiểm soát. Nhưng một số đại biểu Quốc hội lại
nhận định rằng vấn đề nợ công đang trở nên rất nghiêm trọng trong điều
kiện cán cân thương mại nước ta liên tục khiếm hụt trong nhiều năm và số
nợ công hiện đang cao gấp nhiều lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Đại biểu
Trương Trọng Nghĩa có lý khi kêu gọi cảnh giác về sự gia tăng của nợ công
và đề nghị cần cân nhắc xây dựng lại chỉ tiêu nợ công vì đối với nhiều nước
đang phát triển, nợ công chỉ cần trên 40% GDP đã đáng lo. Còn đại biểu
Trần Hoàng Ngân cho rằng: “Đến cuối năm 2011, nợ công Việt Nam ở mức
54,6% GDP, mức này theo tôi là rất cao và cần có những cảnh báo, khi so
sánh với các nước trong khu vực - nợ công của Thái Lan là 44%, Indonesia
là 39,7%, Philippines là 47,3%. Vậy mà tôi thấy còn nhiều ý kiến cho rằng
nợ công Việt Nam vẫn ở mức an toàn, vẫn đảm bảo an ninh tài chính”.
Thật ra, xem xét vấn đề nợ công và đánh giá hiệu quả của việc đi vay nợ
của Chính phủ cũng gần giống như xem xét và đánh giá hiệu quả tín dụng
của doanh nghiệp, không thể chỉ nhìn vào con số tuyệt đối. Khi doanh
nghiệp đi vay tiền mà làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận thì có đi vay hàng
chục tỷ đồng cũng tốt. Nhưng nếu doanh nghiệp đi vay tiền mà làm ăn lỗ
lã, không trả được nợ gốc và lãi vay thì một tỷ đồng cũng là quá nhiều. Vay
nợ không trả được không còn là một vấn đề riêng của doanh nghiệp. Gần
đây, thế giới đã chứng kiến những trường hợp vỡ nợ quốc gia mà Hy Lạp là
một điển hình.
Vấn đề nợ công của Việt Nam, bao gồm cả nợ vay nước ngoài lẫn nợ vay
trong nước, cần được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ mật thiết với đầu