GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 253

và nhỏ là yếu tố quyết định thành công của họ, giúp họ “biết người, biết
ta”, có điều kiện để có thể “lâm trận” mà không sợ thất bại.

Nhưng đối với hầu hết các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là mối ưu

tư hàng đầu. Khởi đầu với một số vốn ít ỏi, họ ý thức được rằng nếu không
được sự hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng để phát triển sản xuất, để trang
bị kỹ thuật mới, họ khó mà “trụ” lại trên thị trường và sẽ nhanh chóng bị
loại khỏi “sàn đấu”. Ở đây phát sinh nhiều vấn đề nan giải. Khi các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, mà phần lớn là xí nghiệp tư doanh, đi vay vốn lưu động
ngân hàng, họ phải thế chấp tài sản, và trong số tài sản, ngân hàng chỉ ưa
chuộng nhà cửa. Và ngân hàng cũng chỉ có thể cho vay từ 50% đến 60% trị
giá căn nhà, khả năng vay vốn lưu động của các doanh nghiệp gần như là
một hàm số bất biến đối với giá trị nhà cửa thế chấp. Vay vốn cố định - để
xây dựng thêm nhà xưởng, mua thiết bị máy móc mới - lại càng khó khăn
hơn, nếu không nói là không thể được. Phần lớn các ngân hàng thương mại
đều cho vay ngắn hạn, còn ngân hàng đầu tư phát triển thì riêng phục vụ
cho “quốc doanh” cũng hết hơi, nói chi đến các doanh nghiệp tư doanh vừa
và nhỏ. Nhưng ngay cả khi họ có thể vay mượn được, lấy gì làm tài sản
đảm bảo cho khoản vay cố định. Các ngân hàng không thể cho vay không
đảm bảo và hiện nay chưa có một “hành lang pháp lý” cho phép các ngân
hàng được cấp tín dụng không bảo đảm cho những doanh nhân nghèo
nhưng tài ba, có óc sáng tạo, có dự án tốt để thực hiện. Ngoài ra còn vấn đề
lãi suất. Hiện nay, đang xảy ra nghịch lý là các doanh nghiệp cần vốn
nhưng không dám vay ngân hàng, còn các ngân hàng thừa vốn nhưng khó
tìm được người vay chân chính. Mức lãi suất cao của tiền đồng Việt Nam
dường như đang làm đóng băng thị trường tín dụng tiền đồng. Trong điều
kiện đó, mới thấy hết “sức bật” và tính năng động của các doanh nghiệp
Việt Nam. Với mức lạm phát là 5,2% (1993) họ phải vay vốn với mức tối
thiểu 25% năm, chấp nhận một mức lãi suất thực (real interest) cao đến
mức khó tưởng tượng là gần 20% năm mà vẫn có thể tồn tại, điều mà các
đồng nghiệp hùng mạnh của họ ở Mỹ, ở Nhật, ở Đức chắc chắn không làm
nổi. Tạo môi trường thuận lợi về mặt tài trợ vốn hiển nhiên là một vấn đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.