trên thị trường tiền tệ, còn gọi là thị trường 2. Giới hạn tăng trưởng tín
dụng do Ngân hàng Nhà nước xác định không quá 20% cho năm 2011 hóa
ra lại là một lá bùa hộ mệnh và cung cấp cho các ngân hàng thương mại
một lý do quá chính đáng để từ chối cho khách hàng vay. Điều may mắn là
cho đến nay cơn sốt thanh khoản có vẻ như đang dần hạ nhiệt. Ngoài ra, họ
còn phải nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh về nguồn vốn, lành mạnh
hóa các khoản nợ đóng băng, những điều chỉnh không hề dễ dàng nhằm
đáp ứng những yêu cầu trước mắt khác cũng quan trọng không kém là quy
định về tỷ lệ CAR (vốn trên tài sản có) và vốn điều lệ tối thiểu. Mặc dù đã
được Ngân hàng Nhà nước triển hạn, những quy định này vẫn là lưỡi gươm
Damocles
đang treo lơ lửng. Tuy nhiên, thách thức bao giờ cũng hàm
chứa cơ hội. Nó có thể trở thành động lực thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tham
gia tiến trình sáp nhập, hợp nhất ngân hàng, nếu không muốn bị thôn tính
bởi những ngân hàng lớn, mạnh mẽ hơn trong và ngoài nước. Trong điều
kiện nguồn cung nhân lực chất lượng cao trong ngành ngân hàng đang khan
hiếm và cao giá, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt về nguồn vốn
và khách hàng, yêu cầu cải tiến công nghệ đang bức xúc, việc hợp nhất và
sáp nhập các ngân hàng nhỏ chắc chắc giúp họ có được một quy mô giảm
phí (economies of scale) cần thiết để duy trì năng lực cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động. Quan trọng hơn, đây cũng là một đối sách ngắn hạn tốt nhất
để giúp họ tồn tại. Chỉ có một ngăn trở văn hóa duy nhất cho tiến trình này
là nhận thức sai lầm rằng “thà làm đầu gà còn hơn làm đuôi voi”, đi cùng
những toan tính về tư lợi không chính đáng.
Điều đáng lưu ý là các ngân hàng thương mại cổ phần đang gây hệ quả
nhất định cho các doanh nghiệp tư doanh, những doanh nghiệp vừa và nhỏ
mà hoạt động phần lớn sử dụng nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, và
ảnh hưởng đến các phương án tự cứu của họ. Khác các ngân hàng, phương
án tự cứu của các doanh nghiệp tư doanh khó xử hơn và lâm vào tình trạng
lưỡng nan: làm sao cứu được cả người lẫn của hay phải bỏ của chạy lấy
người? Khó khăn trước mắt và nghiêm trọng nhất của các doanh nghiệp tư
doanh là thiếu vốn và không thể tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp