Khu vực tư doanh:
Liệu có thể tự cứu?
C
ơn sốt lạm phát hiện nay, cùng những biện pháp nhằm làm cho nó
nguội lạnh, đang buộc hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp và những nhà
đầu tư cá nhân Việt Nam phải đối mặt với những thách thức khó khăn của
tồn tại. Nhưng phải chăng cái khó sẽ giúp làm ló cái khôn? Phải chăng, như
một số nhà phân tích kinh tế nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cùng
với toàn nền kinh tế đang đứng trước một cơ hội lớn để nhìn lại mình và
thực hiện những điều chỉnh cần thiết về mặt tổ chức, nhân sự, cơ cấu tài
chính nhằm xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển trong
tương lai, một sự phát triển chân thật và bền vững dựa vào năng lực cạnh
tranh có thật trên một sân chơi ngang bằng và kết quả hoạt động tốt hơn từ
việc sung dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên
ngày càng hiếm hoi có trong tay họ.
Đó là một nguyện vọng chính đáng, nhưng cũng có thể chỉ là mơ ước.
Điều chắc chắn là hiện nay mỗi doanh nghiệp Việt Nam có ý chí tồn tại đều
đã lựa chọn cho mình một đối sách ngắn hạn cho sự tồn tại và đang tìm
cách xây dựng một chiến lược dài hạn cho phát triển. Nói đang tìm cách
cũng có nghĩa là chưa có. Các nhà doanh nghiệp của chúng ta vẫn đang
hoang mang khi phải tính đến một tương lai dài. Đối với họ, các chính sách
kinh tế vĩ mô trong dài hạn vẫn còn chứa quá nhiều ẩn số để có thể làm cơ
sở cho việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh đáng tin cậy và
mang tính khả thi trong thời gian năm năm hay thậm chí ba năm. Trong
điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phần lớn đều chỉ có đối sách ngắn hạn
với mục tiêu tự cứu là chính.
Đối với các ngân hàng, nhất là các ngân hàng cổ phần vừa và nhỏ, tự cứu
trước mắt là phải duy trì được thanh khoản, dù có phải trả một giá đắt. Hậu
quả là giảm cho vay, trả lãi suất cao cho huy động tiết kiệm và vay lãi cao