GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 282

phẩm nhiều hơn, tạo nhiều công việc lương cao hơn và làm mọi cách để
nâng cao mức thu nhập sẵn có. Phải chăng vì lợi ích của tựdo mậu dịch, các
nước nghèo phương Nam cứ tiếp tục vay để tài trợ cho thâm hụt cán cân
thương mại của mình, còn các nước giàu phương Bắc cứ tiếp tục chặn đứng
sự thâm nhập thị trường từ phía Nam bằng cách áp dụng cái gọi là luật chơi
ngang bằng và sử dụng thặng dư mậu dịch để cho vay với điều kiện ngặt
nghèo?

Cần nói thêm rằng, trong sự thâm thủng mậu dịch của các nước phương

Nam, sự gia tăng các phí tổn thương mại như phí chuyên chở, bảo hiểm, lãi
vay ngân hàng là tác nhân đáng kể. Ở đây, chúng ta sa vào một cái vòng
luẩn quẩn rất logic, nhưng là một logic bất công: những nước nghèo có sự
tín nhiệm quốc tế thấp, tín nhiệm quốc tế thấp dẫn đến rủi ro quốc gia cao,
rủi ro quốc gia cao khiến cho lãi suất phải trả cao và phí tổn cao. Và vì phải
trả lãi và phí tổn cao, điều kiện mậu dịch trở nên bất lợi hơn, thâm hụt mậu
dịch cao hơn và nước nghèo trở nên nghèo hơn vì mắc nợ nhiều hơn.

Người ta thường nói đến khái niệm một sân chơi ngang bằng. Khi các

cường quốc kinh tế ngồi lại để thiết lập những quy định chi phối hoạt động
mậu dịch thế giới, khái niệm về sân chơi ngang bằng và một luật chơi công
bằng được đưa ra và được hiểu như các quy định áp dụng thống nhất cho
mọi đấu thủ tham gia trò chơi và cần được mọi người cùng tôn trọng, cùng
thi hành như nhau. Mọi biệt lệ, ưu đãi đặc biệt, những ưu quyền mà chính
phủ một nước dành cho “gà nhà” của mình đều được coi là đối nghịch với
nguyên tắc luật chơi công bằng. Nguyên tắc đó có thể hợp lý nếu mọi nước
trên hành tinh này đều có sức mạnh kinh tế ngang nhau: một trò chơi chỉ
thực sự công bằng cho các đối thủ cân sức. Một luật chơi không công bằng
nếu nó áp đặt chung cho cả kẻ mạnh lẫn người yếu. Vậy mà hiện nay, khi
phải tham gia trò chơi mậu dịch quốc tế, chúng ta phải chấp nhận khái niệm
luật chơi công bằng theo cách hiểu không công bằng của nó.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta nên chọn lựa quyết

định đứng ngoài cuộc chơi. Thế kỷ XXI là thế kỷ của mậu dịch quốc tế,
mỗi nước cần đi tìm nguồn lực phát triển kinh tế cho mình bằng cách tham

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.