Đạo đức kinh doanh xây dựng một
truyền thống mới
X
ã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, một xã hội có truyền thống
trọng sĩ, trọng nông, khinh công, khinh thương. Từ lâu, mọi người đều tin
rằng một người làm quan là cả họ được nhờ, không những có thể nhờ vả
quyền lực mà còn cả tiền bạc. Đi học, đi thi để ra làm quan là ước mơ lâu
đời của tầng lớp “sĩ phu” Việt Nam. Tiến vi quan, thối vi nông, nhất sĩ nhì
nông, hết gạo chạy rong, nhất nông nhì sĩ, chỉ có hai giới đó thay nhau giữ
vị trí then chốt trên nấc thang giá trị của một xã hội nông vi bản.
Không có truyền thống trọng thương, chúng ta không xây dựng được
tầng lớp doanh nhân, và do đó không có văn hóa kinh doanh truyền thống.
Tôi xin phép được nêu ở đây một trích đoạn nhật ký của một thương gia
người Pháp tên Pierre Poivre, kể lại việc buôn bán với Đàng Trong, năm
1749 (cách đây hơn 250 năm) để minh chứng điều này:
… Ngày 19/11/1749
“Mang hàng hóa tương đối có giá trị vào xứ này là sai lầm. Khi dỡ hàng
xuống, viên quan khám xét tàu liền chộp lấy dâng lên Chúa. Nếu Chúa tán
thưởng thì ông ấy trả bao nhiêu tùy ý. Còn không vừa ý thì giam món hàng
lại, có khi vài tháng sau mới giao trả, hàng đã xuống cấp chẳng còn bao bì,
thùng hộp… Dù Chúa hay các quan mua thì cũng khó nhận được tiền.
Muốn nhận được tiền của Chúa thì phải đợi đến tháng 6 âm lịch, còn muốn
nhận tiền trước đó thì phải chạy chọt. Quan chức mua hàng, họ chưa vội trả
đâu. Họ đi vắng, họ bắt chờ, cò kè một hai, đi đi lại lại nhiều lần, rồi khi trả
thì trả tiền xấu, người mua lắm lúc mất cả chì lẫn chài. Thế mà còn phải lễ
lạt cho bọn thơ lại, bọn tôi tớ khốn kiếp…”
… Ngày 24/12/1749