III. Tính chất thống nhất của Nhà nước và nguyên tắc phân quyền
Nhà nước, đại diện cho nhân dân, hành xử quyền lực tối thượng. Quyền
lực này là duy nhất, không thể phân chia.
Tuy nhiên, trong việc quản lý đất nước, Nhà nước Trung ương có thể
phân quyền hành chính cho các địa phương. Đây là nguyên tắc địa phương
phân quyền (décentralisation), một nguyên tắc hành chính tiến bộ đang
được áp dụng tại nhiều nước.
Sự phối hợp giữa hai nguyên tắc quyền lực Nhà nước duy nhất, không
thể phân chia và nguyên tắc địa phương phân quyền sẽ giúp tăng cường
hiệu lực của nền hành chính, đồng thời duy trì sự thống nhất quốc gia.
Quyền kiểm soát tập trung của chính quyền Trung ương là thiết yếu, không
có điều này, Nhà nước sẽ bị phân chia thành nhiều Nhà nước nhỏ, chủ
quyền quốc gia sẽ bị phân tán. Ngược lại, các chính quyền địa phương cũng
cần được giao phó những quyền hạn nhất định để quyết định những vấn đề
địa phương, tránh sự tập trung mọi quyết định về Trung ương khiến cho
quá trình lấy quyết định phiền phức, kéo dài, công việc giải quyết chậm trễ,
không chính xác và không hiệu quả gây phiền hà cho nhân dân và tạo ấn
tượng không tốt đẹp đối với sự quản lý của Nhà nước.
IV. Sự lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ Đảng - Chính quyền
Vấn đề đặt ra là Đảng nên cầm quyền như thế nào để vừa tôn trọng luật
pháp trong mô hình Nhà nước pháp quyền, vừa phát huy dân chủ để đảm
bảo ổn định chính trị trên nguyên tắc quyền lực tối thượng thuộc về nhân
dân, vừa tăng cường hiệu quả trong việc quản lý đất nước và điều hành nền
kinh tế nhằm vào mục tiêu phát triển.
Không thể tách Đảng ra khỏi chính quyền khi trên thực tế chính quyền
nằm trong tay Đảng. Nhưng cũng không thể duy trì tình trạng Đảng quyết
định những vấn đề quản lý thay cho chính quyền, để rồi trách nhiệm điều
hành đất nước không biết thuộc về ai. Mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng và
chính quyền là chính quyền có toàn quyền quyết định những vấn đề quản lý