không phải là vấn đề duy nhất, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn phải đưa
được đồng vốn đó vào tay những doanh nghiệp sử dụng chúng với hiệu quả
cao hơn, những doanh nghiệp trong khu vực tư doanh. Các nhà phân tích
quốc tế đều đánh giá cao việc Việt Nam thúc đẩy nhanh chương trình cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong mục tiêu cấu trúc lại khu vực kinh
tế quốc doanh. Kinh nghiệm tại nhiều nước chứng minh rằng các doanh
nghiệp tư nhân thường hoạt động hiệu quả hơn, ít lãng phí hơn và nhạy bén
hơn các đòi hỏi cấp bách của thị trường so với các xí nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên bài toán về nguồn nhân lực mới chính là bài toán then chốt
quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đồng thời quyết
định độ bền và chất lượng của tăng trưởng. Chúng ta đang đối mặt với hai
bài toán khó về nhân lực: Một là tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn để
phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ tài
chính, ngân hàng, quản lý, tiếp thị... Hai là tình trạng thừa lao động giản
đơn tại nông thôn và vùng ven đô thị. David Koh, trong bài viết nhan đề
“Việt Nam cần có lộ trình bay riêng” trên tạp chí Kinh tế Viễn Đông tháng
12/2006 nhận định: ”Mặc dù tỷ lệ biết chữ lên đến 90% dân số, chất lượng
giáo dục của Việt Nam - ngay cả ở trình độ cơ bản - vẫn còn nhiều điều cần
mong đợi”. Điều này cho thấy nguồn nhân lực sắp tới sẽ không đáp ứng
được yêu cầu của tăng trưởng kinh tế và dự báo việc Việt Nam sẽ phải sớm
nhập khẩu lao động chuyên môn không phải là không có cơ sở. Một kịch
bản nghịch lý rất có thể xảy ra là trong khi phải nhập khẩu lao động, tỷ lệ
lao động không có công ăn việc làm ổn định trong nước lại sẽ gia tăng. Sự
chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn sẽ ngày càng mở rộng
và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng của tăng trưởng và công
bằng xã hội. Nền giáo dục nước ta đã có bước phát triển chậm ở khu vực
nông thôn, vùng sâu vùng xa vì thế ngay bây giờ, nếu không sẽ quá muộn,
phải thực hiện một chương trình giáo dục và đào tạo phổ cập đến tối thiểu
là hết cấp II cho khu vực nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo điều kiện cho
việc chuyển dịch suôn sẻ và lành mạnh số lao động dư thừa từ nông thôn ra
thành thị, nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển ổn định lâu dài của