chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Iraq, tìm kiếm lợi ích bá
quyền với mức độ lớn nhất. Đã có một loạt quốc gia “bị tấn
công”, cũng có mấy nước “chờ bị tấn công”. Đứng trước sự đe dọa
của bá quyền Mỹ, một số nước lại chưa được “tái bảo đảm chiến
lược” không bị Mỹ xâm phạm hoặc tấn công, trong tình hình đó các
nước này đã coi việc sở hữu vũ khí hạt nhân là bùa hộ thân bảo vệ an
ninh quốc gia cho bản thân, họ tìm mọi cách để sở hữu được vũ khí
hạt nhân. Bởi vậy, bá quyền Mỹ là nguồn gốc chiến lược gây ra
tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Sau chiến tranh
lạnh, ngọn lửa chiến tranh liên tục cháy ở khắp nơi, nguồn gốc
không phải là ở vũ khí mà là ở bá quyền. Xét về mặt chiến lược,
nhiệm vụ đầu tiên gìn giữ hòa bình thế giới không phải là “từ bỏ vũ
khí hạt nhân” mà là “từ bỏ bá quyền. Chỉ khi nào Mỹ “từ bỏ bá
quyền” thì thế giới mới có thể “từ bỏ vũ khí hạt nhân”.
Trong thế giới có bá quyền thì không thể xây dựng nổi “thế giới
không hạt nhân”
Trong một “thế giới có bá quyền” các nước “không vũ khí hạt
nhân” dễ bị các quốc gia bá quyền đe dọa nhất. Các quốc gia đó
đứng trước sức ép lớn sinh tử tồn vong, trong tình hình không nhận
được sự “tái bảo đảm chiến lược” không xâm lược, không tấn công
từ các nước bá quyền, trong tình hình môi trường an ninh chiến
lược của quốc gia mình chưa được bảo đảm cơ bản, vì để “có vũ khí
hạt nhân tự bảo vệ”, các nước đó sẽ không từ bỏ chính sách phát triển
và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Xây dựng “thế giới không bá quyền” là sự “bảo đảm chiến lược”
cho việc xây dựng “thế giới không hạt nhân”. Trong một thế giới
tồn tại đe dọa của bá quyền, dù là quốc gia bá quyền hoặc quốc
gia không bá quyền, đều có nhu cầu chiến lược đối với vũ khí
hạt nhân. Trong một thế giới không bá quyền thì vũ khí hạt nhân
sẽ trở thành thứ lỗi thời. Rõ ràng tại vùng nào đêm ngủ không cần