đóng cửa thì mọi thứ vũ khí đều là thừa. Bởi vậy, không có sự xuất
hiện “thế giới phi bá quyền” thì sẽ không xuất hiện “thế giới phi
hạt nhân”.
Bá quyền là căn nguyên thúc đẩy phổ biến vũ khí hạt nhân. Quá
trình đi tới “thế giới không hạt nhân” tất nhiên là quá trình đi tới
“thế giới không bá quyền”; việc tiến hành thuận lợi “bỏ hạt nhân”
đối với một số quốc gia thì gắn liền với tiến trình “bỏ bá
quyền” của một số quốc gia, phải lấy “bỏ bá quyền” để thúc đẩy
“bỏ hạt nhân”.
Không thể cung cấp sự “tái bảo đảm chiến lược” cho bá quyền
thế giới
Năm 2009, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ James Steinberg đưa ra
một khẩu hiệu mới là “tái bảo đảm chiến lược”. Ông nói: “Như chúng
ta và các đồng minh của chúng ta phải tỏ rõ, chúng ta đã sẵn sàng
hoan nghênh sự có mặt của Trung Quốc như một nước lớn phồn
vinh và thành công; Trung Quốc cũng phải bảo đảm với các quốc
gia trên thế giới là sự phát triển và sự không ngừng tăng vai trò toàn
cầu của họ sẽ không trả giá bằng an ninh và hạnh phúc của các
quốc gia khác”.
Sự phát triển và trỗi dậy của Trung Quốc không bắt các nước
khác phải trả giá bằng an ninh và hạnh phúc của họ nhưng cũng
không thể trao đổi bằng việc duy trì bá quyền thế giới của một
quốc gia nào đó. Bá quyền là sản phẩm và sự thể hiện của nguyên
tắc “luật rừng”; một thế giới dân chủ hòa bình và hòa hợp không
phải là “cánh rừng” cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, không cần “chúa
rừng”. Các nước lớn văn minh trong thế kỷ XXI có trách nhiệm dẫn
đầu từ bỏ “tư duy bá quyền”, loại trừ “cạnh tranh bá quyền”,
chấm dứt “tuần hoàn bá quyền”. Sự tái bảo đảm chiến lược đối