GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 110

với thế giới của Trung Quốc là không giành giật bá quyền, không
xưng bá, là đóng góp vào việc xây dựng một thế giới phi bá quyền.

Tái bảo đảm chiến lược: Trung Quốc không làm “kẻ thừa kế bá

quyền thế giới”

Ngày 10 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Nhật Hatoyama viết bài

dưới đầu đề “Triết học chính trị của tôi” đăng trên tạp chí “Voice”
số tháng 9, trong đó có đoạn viết: “Nhật Bản nằm giữa nước Mỹ
đang tiếp tục phấn đấu duy trì địa vị bá quyền và Trung Quốc
đang mưu cầu trở thành quốc gia bá quyền, vì vậy giữ gìn sự độc
lập chính trị và lợi ích quốc gia mình như thế nào là vấn đề làm
đau đầu Nhật Bản cũng như các nước nhỏ và vừa ở châu Á”. Thực ra
Hatoyama chỉ mới nói đúng một nửa. Đúng vậy, Mỹ là quốc gia
đang phấn đấu tiếp tục duy trì địa vị bá quyền, nhưng mục tiêu
trỗi dậy của Trung Quốc đâu phải trở thành quốc gia bá quyền,
mà là trở thành quốc gia phi bá quyền lớn mạnh.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là sự trỗi dậy của bá

quyền, mà là sự chấm dứt bá quyền thế giới. Cuộc cạnh tranh
chiến lược giữa Trung Quốc với Mỹ có mục tiêu không phải là thay
đổi và thế chân địa vị bá chủ, không phải là bá quyền thế giới đổi
bá chủ, mà là chấm dứt một thế giới bá quyền cũ, hình thành một
thế giới mới không có bá quyền. Thế giới đang ở khúc ngoặt của
lịch sử, của cải và quyền lực đang từ phương Tây chuyển sang
phương Đông. Điểm ngoặt và chuyển đổi này là sự chuyển tiếp,
chuyển đổi từ thế giới có bá quyền sang thế giới không bá quyền.
Trung Quốc trỗi dậy đang kéo theo sự trỗi dậy của một thế giới mới,
thúc đẩy sự hình thành một thế giới không bá quyền đa cực hóa.

Cuộc chơi chiến lược của hai nước Trung Quốc và Mỹ sẽ làm

biến đổi sâu sắc bộ mặt thế giới và cũng thay đổi sâu sắc vận
mạng hai nước. Trong cuộc chơi đại chiến lược này, nước Mỹ sẽ hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.