GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 13

Tôn Trung Sơn còn dùng sự khác biệt giữa thể chế chính trị “Ngũ

quyền phân lập” của Dân quốc Trung Hoa với “Tam quyền phân
lập” của các nước phương Tây để trình bày đặc sắc và ưu thế của thể
chế chính trị Trung Quốc. Ngày 18 tháng 8 năm 1916, ông nói
trong một bài diễn thuyết như sau: “Phần lớn các nước văn minh
trên thế giới ngày nay đều dùng thể chế Tam quyền phân lập.
Thực ra Tam quyền phân lập tuy có lợi nhưng cũng có nhiều cái
hại, vì thế bỉ nhân từ 10 năm trước đã chủ trương Ngũ quyền phân
lập. Vậy Ngũ quyền phân lập là gì? Trừ lập pháp, tư pháp và hành
chính ra nay thêm hai thứ là phế truất và khảo thí. Hai chế độ này
không phải là pháp chế mới của nước ta mà từ xưa đã có, phép hay ý
đẹp thực đáng để các nước trên thế giới làm theo”.

Từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn đến chủ nghĩa Marx

Trung Quốc hóa của Mao Trạch Đông rồi chủ nghĩa xã hội mang
đặc sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, tất cả đều hé mở một
đạo lý, đó là: sáng tạo dựng nước, dựng nước có đặc sắc riêng. Nói
theo góc độ sáng tạo và đặc sắc thì “nhất thế giới” cũng là “duy
nhất trên thế giới”. Đế quốc đại Anh năm nào cũng là một sự độc
đáo, trên thế giới chỉ có một nước Anh; về sau nước Mỹ cũng là sự
độc đáo, trên thế giới chỉ có một nước Mỹ. Trung Quốc cũng là sự
độc đáo, trên thế giới chỉ có một Trung Quốc mà thôi. Các quốc
gia nhất thế giới trong thời kỳ cận đại đều là những quốc gia có
đặc sắc riêng, đều là những quốc gia có tính sáng tạo. Họ vừa
không phải là bản sao của nước nhất thế giới trước đó mà cũng
không thể bị nước tiếp sau sao chép, tuy rằng họ đều học tập kẻ đi
trước, tuy rằng kinh nghiệm của họ cũng có thể gợi ý cho kẻ đi sau,
song tất cả các quốc gia nhất thế giới đều là nước lớn sáng tạo,
là nước lớn có đặc sắc riêng, không thể sao chép được.

“Không có binh lực mạnh thì không thể dựng nước”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.