các chuyên gia đều cho rằng trong chiến tranh hạt nhân sẽ không
có bên nào thắng, vì vậy cuộc đối đầu chiến lược giữa Mỹ với
Liên Xô ổn định hơn nhiều so với sự tưởng tượng của đa số mọi
người. Khi cuộc khủng hoảng nghìn cân treo sợi tóc ấy đã trôi qua,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara lại tiến thêm một
bước mạnh dạn nữa, nâng quan niệm “Bảo đảm hủy diệt lẫn
nhau”
lên địa vị hòn đá tảng có tính vĩnh cửu của kế hoạch hạt
nhân chiến lược Mỹ. Với người Mỹ ở thời đại ấy mà nói, “Bảo đảm
hủy diệt lẫn nhau” rất có khả năng nói lên một vấn đề - tin rằng
nếu một bên dùng vũ khí hạt nhân đối phó bên kia thì thật sự là
điên rồ. Trước kia loài người chưa hề sáng tạo ra loại vũ khí không
được sử dụng, vì vậy thế giới này chỉ nhìn thấy vũ khí hạt nhân ở
Hiroshima và Nagasaki, điều đó dường như khiến người ta khó có
thể tin được. Thế nhưng đây là sự thật từng xảy ra cho tới nay. Điều
vũ khí hạt nhân làm được tuyệt nhiên không chỉ là ràng buộc các siêu
cường, mà là về căn bản kết thúc chiến tranh giữa các nước lớn -
trong nhiều năm nay, nước lớn có nghĩa là nước có vũ khí hạt nhân.
Nói cách khác, anh sở hữu vũ khí hạt nhân có nghĩa anh là một nước
lớn, mà nước lớn có nghĩa là anh mãi mãi sẽ không xảy ra chiến
tranh với các nước lớn khác, điều này thật đáng để cảm ơn vũ khí hạt
nhân.
Khi nước Mỹ sáng lập ra quy tắc mới “Bảo đảm hủy diệt lẫn
nhau”, nó thực sự đã vĩnh viễn tiêu diệt chiến tranh giữa các nước
lớn. Kể từ năm 1945 khi Mỹ phát minh ra vũ khí hạt nhân đến nay,
không còn xảy ra chiến tranh giữa hai nước lớn nữa, điều này
không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta mất quãng thời gian gần 20
năm để nhận thức được sự biến đổi bản chất quy tắc, nhưng khi
chúng ta nhận thức được và xuất khẩu thành công quy tắc ấy cho
các nước lớn khác thì mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đã cơ bản
kết thúc trong lịch sử nhân loại”.