“Vũ khí hạt nhân không phải là thứ được sử dụng mà chỉ là thứ
được dùng để bảo đảm sự diệt vong của Liên Xô sau khi họ đầu tiên
phóng đi loại vũ khí này; chúng ta duy trì điều kiện tồn tại loại
chiến tranh không có kẻ thắng - đây cũng là điều kiện tồn tại
cuối cùng của chiến tranh lạnh. Vì vậy dù một số người cho rằng
sau này trong chiến tranh Việt Nam, McNamara có mắc phải
những tội lỗi gì đi nữa, theo tôi nghĩ, những cái đó đều bị sách lược
vĩ đại bảo đảm hòa bình toàn cầu của ông che khuất. Dĩ nhiên chỉ
riêng nước Mỹ hiểu và tin chắc quan niệm “Bảo đảm hủy diệt lẫn
nhau” là chưa đủ, chúng ta phải làm cho Liên Xô cũng tiếp thu quan
niệm ấy. Mỹ đã dùng thời gian một số năm để dạy Liên Xô và cuối
cùng vào năm 1972 đã cho Liên Xô tốt nghiệp khóa học này. Tại Hội
nghị Thượng đỉnh Moscow, Nixon và Brezhnev đã ký kết “Hiệp ước
đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược” lần thứ nhất. Cuộc họp này
và hai cuộc họp thượng đỉnh vào mấy năm sau đó đã giảm đáng kể
mối đe dọa chiến tranh hạt nhân toàn cầu, và từ đó quy tắc
chiến tranh bắt đầu được cố định một cách hàm súc. Thí dụ, cho
phép không hạn chế việc bán vũ khí thông thường cho các nước phụ
thuộc; cho phép tiến hành chiến tranh người thay mặt ở thế giới
thứ ba; không cho phép chơi trò bên miệng hố chiến tranh hạt
nhân tại bất cứ nơi nào; không được phép chơi trò bên miệng hố
chiến tranh dùng vũ khí thông thường tại châu Âu”.
Quan điểm “giữa các nước lớn không được có chiến tranh lớn”
với tư cách là quan điểm mới về quân sự và về chiến tranh đã hình
thành sự đồng thuận chung trong giới lý luận chiến lược và giới
chính trị phương Tây cuối thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh Triều
Tiên khiến người Mỹ bắt đầu nghiên cứu khái niệm chiến tranh
hữu hạn. Việc tiến hành tại Đông Á cuộc chiến tranh trả giá cao,
kéo dài và ý nghĩa mù mờ này đã làm cho người Mỹ chán nản thất
vọng sâu sắc. Trong thế kỷ XX, người Mỹ đã quen đánh chiến
tranh toàn diện cho tới khi giành thắng lợi toàn diện và tiếp nhận