không tính tới trả giá thì có nghĩa là tai họa”. Trong thời đại chiến
tranh lạnh, dưới điều kiện vũ khí hạt nhân, quan niệm chiến tranh
của các nước lớn đã có thay đổi căn bản: không phải là thắng lợi cao
hơn hết mà trả giá cao hơn hết. Đại chiến, chiến tranh hạt nhân
giữa các nước lớn, giữa các cường quốc đem lại cái giá phải trả mà
bất kỳ nước lớn nào, cường quốc nào cũng không thể gánh chịu nổi.
Điều đó đã căn bản quyết định: giữa các nước lớn sẽ không có
chiến tranh lớn.
Giữa Trung Quốc với Mỹ sẽ không xảy ra đại chiến, điều này có
liên quan tới đặc điểm của nước Mỹ. Khác với Đức và Nhật, nước Mỹ
trong quá trình trỗi dậy chưa hề gây ra một cuộc chiến tranh thế
giới nào. Cuộc chiến tranh lớn duy nhất Mỹ từng gây ra là “chiến
tranh lạnh” toàn cầu. Nhưng chiến tranh lạnh vào nửa cuối thế
kỷ XX rốt cuộc văn minh hơn nhiều, lý trí hơn nhiều và trả giá
thấp hơn nhiều so với hai cuộc đại chiến thế giới trong nửa đầu
thế kỷ XX. Là quốc gia chưa gây ra đại chiến thế giới, trừ việc
tham gia hai cuộc Thế chiến ra, Mỹ chưa từng gây chiến tranh quy
mô lớn với một nước lớn nào.
Khi Liên Xô phát triển vũ khí hạt nhân, tuy có người chủ trương
Mỹ nên lập tức phát động cuộc tấn công có tính dự phòng nhằm
vào Liên Xô, nhưng chính phủ Mỹ không có hành động nào, cứ ngồi
xem Liên Xô đi lên con đường vũ trang hạt nhân. Chờ cho đến khi
Liên Xô đã có đủ năng lực trực tiếp tấn công Mỹ, từ cuối thập niên
1950 đến đầu thập niên 1970, nguyên lý M.A.D (bảo đảm cùng hủy
diệt lẫn nhau) đã trở thành tư tưởng chủ đạo ở Mỹ, tức là chỉ có ý định
sử dụng sự đe dọa trả thù để ngăn cản sự tấn công. Sau vụ Liên Xô
thử thành công bom nguyên tử năm 1948, Mỹ bị mất độc quyền vũ
khí hạt nhân. Năm 1948, Mỹ có 32 chiếc máy bay B-29 loại cải tiến
có khả năng ném bom nguyên tử, và có 50 quả bom nguyên tử. Vì