3. Trỗi dậy: Trong nhóm nước đang phát triển, các nước trỗi dậy là
những nước có thể ảnh hưởng tới tình hình thế giới. Xưa nay
không tồn tại và xuất hiện nhiều những nước như vậy. Trên
thế giới 500 năm gần đây chỉ khoảng mười mấy nước có thể
trỗi dậy. Hiện nay số nước có cơ hội, có điều kiện trỗi dậy trở
thành cường quốc thế giới cũng chỉ là mấy nước đó.
4. Quốc gia quán quân: Đây là những quốc gia ở tầng cao tột
cùng. Thông thường khoảng 100 năm mới xuất hiện một quốc
gia quán quân. Tuy thế, trên thế giới cận đại 500 năm nay trước
sau từng có 7 - 8 quốc gia tranh giành ngôi báu quốc gia quán
quân, nhưng cũng chỉ mấy quốc gia đó thực sự tiến lên địa vị
quốc gia quán quân. Một quốc gia muốn trở thành quốc gia
quán quân trên thế giới tất phải là quốc gia trỗi dậy, nhưng
quốc gia trỗi dậy không nhất định đều trở thành quốc gia
quán quân. Từ một quốc gia sinh tồn, quốc gia đang phát
triển, quốc gia đang trỗi dậy cho tới quốc gia quán quân là cả
một quá trình phấn đấu thần kỳ.
Thay đổi quốc gia quán quân: sự thể hiện tập trung sức sống của
thế giới
Khi các quốc gia cạnh tranh với nhau thì sẽ có quốc gia đào thải
hoặc chiến thắng. Sự sa sút của quốc gia quán quân cũ, sự trỗi dậy
của quốc gia quán quân mới và sự đổi vị trí giữa các nước đó thể hiện
sức sống tiến bộ và phát triển của thế giới này. Sự ra đời của mỗi
quốc gia quán quân mới cũng đánh dấu một lần nhảy vọt và tiến
bộ có tính lịch sử của thế giới.
Trong phần mở đầu sách “Ngoại giao lớn”, Kissinger viết: “Tựa
như tồn tại một quy luật tự nhiên nào đó, mỗi thế kỷ đều có một
nước lớn trỗi dậy, họ có sức mạnh, có ý chí, có sự khích lệ về trí thức
và đạo đức, dựa vào giá trị của mình xây dựng lại toàn bộ hệ thống
quốc tế”.