công nghiệp hóa của nước Anh có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với
thế giới.
Mô hình Mỹ chẳng những tạo dựng sự trỗi dậy và bá quyền của
nước Mỹ, hơn nữa đối với thế giới nó còn phát huy được ảnh hưởng
không quốc gia nào có thể sánh nổi. Mỹ là nước lớn có thời gian
dựng nước ngắn nhất thế giới, mà lại là nước lớn có lịch sử chế độ
cộng hòa lâu dài nhất. Trong thời gian hơn 200 năm sau khi nước
Mỹ dựng nước, trên thế giới bình quân cứ hai nước thì có một nước
chính phủ bị các thế lực khác lật đổ. Thế nhưng chính phủ Hợp
Chủng Quốc Hoa Kỳ ngược lại vẫn luôn luôn tiếp tục ổn định cho
tới ngày nay. Từ ngày lập quốc cho đến nay nước Mỹ chưa hề có
đảo chính. Sau khi độc lập, nước Mỹ đã xây dựng được một thể chế
chính trị có đặc sắc riêng không giống các quốc gia khác trên thế
giới. “Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” xác lập năm 1787 là bộ
hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử
thế giới. Bộ hiến pháp này dựa trên cơ sở lý luận là tư tưởng dân
chủ và nguyên tắc dân chủ của giai cấp tư sản, nó đã đầu tiên sáng
tạo nên một hệ thống chế độ quốc gia và chế độ chính trị của giai
cấp tư sản lấy đặc trưng là chế độ cộng hòa dân chủ, bao gồm
chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ
tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của
người lãnh đạo v.v. Chính quyền Mỹ được cấu tạo bởi ba bộ phận
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội phụ trách việc lập pháp,
nhưng các nghị quyết của Quốc hội chỉ có hiệu lực sau khi được
Tổng thống phê chuẩn. Tổng thống chủ trì công việc chính trị,
nhưng các quan chức quan trọng do Tổng thống bổ nhiệm và các
hiệp ước do Tổng thống ký kết thì phải được Thượng viện Quốc
hội phê chuẩn; Quốc hội còn có quyền phế truất và bãi miễn
Tổng thống; Tòa án Tối cao là cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm xử
lý mọi vấn đề pháp luật và hiến pháp. Cơ chế phân quyền của
nước Mỹ bảo đảm sự dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được