có tư duy đổi mới đối với mối quan hệ giữa chiến tranh với chính
trị.
Tư duy chiến lược của Bismarck đối với các cuộc “quyết đấu”
nước lớn
Sau ngày nước Đức thống nhất, Bismarck
từng nhắc nhở
dân Đức như sau: “Dân tộc Đức sau khi trải qua thời kỳ chia rẽ lâu dài
cuối cùng đã được thống nhất, bởi vậy chúng ta càng phải quý
trọng tình hình tốt đẹp không dễ có được này, cần dốc sức cho hòa
bình và công bằng... Sau khi suy nghĩ kỹ về những cuộc tranh
chấp quốc tế sử dụng vũ lực, tôi cho rằng không thể dùng
phương thức quyết đấu đơn giản để giải quyết các mâu thuẫn này,
dường như phương thức ấy quá không thỏa đáng”.
Bismarck đưa ra khái niệm “phương thức quyết đấu” rồi suy
nghĩ và phủ định phương thức này. Thực ra Bismarck là một dũng sĩ
dám “quyết đấu”, chẳng những trong đời sống riêng ông từng trải
qua các cuộc quyết đấu với đối thủ, hơn nữa trong quá trình dùng
phương thức quyết đấu thực hiện thống nhất nước Đức ông đã
thi hành chính sách “Sắt và máu”; ông là người có năng lực, người
hùng và người chiến thắng trong việc dùng phương thức quyết
đấu để giải quyết mâu thuẫn quốc tế. Thế mà chính người
khổng lồ dám và thạo tiến hành quyết đấu ấy sau khi suy ngẫm
kỹ đã chân thành cho rằng không thể dùng phương thức quyết
đấu để xử lý các mâu thuẫn quốc tế, vì phương thức ấy quá ư
không thỏa đáng. Thế nhưng trong quá trình giành giật và thay thế
quốc gia quán quân, dường như phương thức quyết đấu lại là
phương thức duy nhất, bao giờ cũng vậy, nguyên tắc quyết đấu
đều trở thành nguyên tắc chỉ đạo cuối cùng.
Tổng kết lịch sử của các chiến lược gia về “quyết đấu” nước
lớn