nóng, tư duy đại chiến. Không thể tán đồng dự báo “sẽ nổ ra cuộc
đại chiến thế giới mới” của Modelski, nhưng kết luận của ông cho
rằng các cuộc chiến giành giật quốc gia quán quân trong 500 năm
trước thế kỷ XX đều tiến hành bằng phương thức “quyết đấu”
đã vạch ra sự thực của lịch sử.
Nhìn vào lịch sử giao tiếp thay đổi quốc gia quán quân trong
thế giới cận đại, tuy quá trình giao tiếp thay đổi quốc gia quán
quân cũ mới là một quá trình vật lộn có tính tổng hợp lâu dài, song
kết cục cuối cùng đều được quyết định bằng sự đối đầu vũ
lực, là sự thay đổi bằng chiến tranh, đây quả thực là một quy luật.
Cái giá nước Mỹ phải trả để đi lên ngai vàng quán quân
Khi nói về lịch sử cuộc chiến giành giật quốc gia quán quân
trong thế giới cận đại, dường như nước Mỹ là một hình mẫu của sự
“lên ngôi hòa bình”; sự thay thế quán quân giữa Mỹ và Anh được
hoàn thành với hình thức “phi chiến tranh”. Thực ra cái giá để nước
Mỹ đi lên quán quân là chưa từng có trong lịch sử, chẳng qua là “Mỹ
được đội vương miện, thế giới trả tiền” mà thôi. Nước Mỹ nổi lên
sau, trong quá trình thay thế bá chủ cũ là nước Anh, cái kiểu gọi là
“thay thế hòa bình” đã thể hiện tường tận hết mức sự “xảo quyệt
kiểu Mỹ” và sự “tinh khôn kiểu Mỹ”.
Sự thay thế bá quyền giữa hai nước Anh, Mỹ tuy không giải
quyết bằng hình thức chiến tranh nhưng lại thông qua sự đối
đầu của hai nước trong hai cuộc đại chiến thế giới, cuối cùng Mỹ
được lợi. Nếu không phải là nước Đức xông lên tuyến thứ nhất
trong cuộc quyết đấu giành giật bá quyền qua đó làm cho nước
Anh suy yếu nhiều, thì giữa Mỹ và Anh cũng khó tránh khỏi sẽ
thông qua chiến tranh để thực hiện giao tiếp. Trước Thế chiến II,
Mỹ không ngừng hoàn thiện kế hoạch tác chiến với nước Anh, và
nước Anh cũng có kế hoạch tác chiến chống Mỹ. Trên thực tế, cái