GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 85

Robert Gilpin, một học giả quan hệ quốc tế nổi tiếng phương

Tây đương đại từng nói: Chưa có bất cứ thí dụ nào có thể chứng tỏ
một quốc gia chiếm địa vị chi phối lại vì để tránh chiến tranh,
mà đồng ý nhường quyền thống trị thế giới cho một cường quốc
mới nổi.

Kết luận này của Gilpin phù hợp với thực tế cạnh tranh nước lớn

trong lịch sử thế giới cận đại. Có chuyên gia nói thế giới cận đại có
ba quốc gia giành được địa vị bá quyền, đó là Hà Lan hồi thế kỷ
XVII, Anh hồi thế kỷ XIX và Mỹ trong thế kỷ XX. Những cuộc
chiến tranh toàn cầu sản sinh ra ba quốc gia bá quyền nói trên
đều kéo dài trong khoảng 30 năm. Thời gian 1914 - 1945, từ trong
đống đổ nát của hai cuộc đại chiến thế giới, nước Mỹ nhảy lên ngai
vàng quốc gia quán quân thế giới. Các quốc gia quán quân trong
lịch sử cận đại không một nước nào không có nguồn gốc là “chúa
rừng”.

Theo lý luận “chu kỳ trăm năm” do nhà chính trị học quốc tế

nổi tiếng người Mỹ George Modelski đề xuất vào thập niên 80
thế kỷ XX, sự thay đổi quốc gia quán quân và sự chuyển đổi quyền
lãnh đạo thế giới đều được thực hiện qua chiến tranh bá quyền.
Kể từ khi ra đời hệ thống quốc tế, các cuộc chiến tranh bá
quyền đều xảy ra định kỳ, quốc gia thắng trong chiến tranh sẽ
thống trị hệ thống thế giới trong thời gian bình quân khoảng trên
dưới một thế kỷ. Ông cho rằng, tiếp sau Bồ Đào Nha ở thế kỷ
XVI, Hà Lan ở thế kỷ XVII, Anh ở thế kỷ XVIII - XIX và Mỹ ở thế
kỷ XX, trong thế kỷ XXI sẽ xuất hiện một quốc gia lãnh đạo mới,
vào thập niên 20 - 30 thế kỷ XXI sẽ nổ ra một cuộc đại chiến thế
giới mới. Logic của ông là: sự trỗi dậy của quốc gia quán quân mới
tất phải thông qua cuộc đối đầu vũ lực, qua chiến tranh với
quốc gia quán quân cũ để hoàn thành sự giao tiếp. Lý luận này
không chỉ là tư duy chiến tranh lạnh mà là tư duy chiến tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.