muốn từ Trung Quốc là khoản đầu tư vốn có thể được chuyển đổi thành
giao thương”, Bộ trưởng Tài chính Karunanayake giải thích với tôi. “Ðến
lúc này gần như không có đầu tư nào của Trung Quốc – chỉ toàn những
khoản cho vay. Hết thảy đều tài trợ cho các dự án xây dựng. Chúng tôi
muốn Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hậu cần và sản xuất hàng công
nghiệp xuất khẩu.”
Ðây chính xác là dạng đầu tư mà Sáng kiến Vành đai và Con đường
của Trung Quốc hứa hẹn. Nhưng Trung Quốc sẽ cần phải thông minh hơn
về cách vận hành sáng kiến này ở những thể chế dân chủ như Sri Lanka:
kinh nghiệm đau đớn của họ ở đó, dẫu ngắn ngủi, cũng chứng tỏ các khoản
đầu tư ngoại quốc dễ tổn hại đến dường nào trước sự biến dịch của bầu
không khí chính trị sở tại. Trung Quốc vẫn còn gây ảnh hưởng ở Sri Lanka,
nhưng họ không thể có lại được vị thế tưởng chừng không thể bác bỏ mà họ
từng nắm giữ – y như việc họ sẽ nỗ lực để thống trị trở lại ở Myanmar. Sri
Lanka có thể mở cửa cho Trung Quốc đầu tư, nhưng họ đang chủ động tìm
kiếm thêm sự hợp tác với các công ty ở Ấn Ðộ, Nhật, Hoa Kỳ và châu Âu.
Ðối với Trung Quốc, Sri Lanka mang đến một trường hợp kiểm thử về
mức độ nhanh trí trong phản ứng của giới lãnh đạo và doanh nghiệp trước
trạng huống biến thiên của nền chính trị ngoại quốc. “Người Trung Quốc
có lẽ hoàn toàn không hiểu cách ứng phó với các quốc gia có nền dân chủ,
tại đó anh có được những thay đổi chính trị như chúng ta đã thấy nơi đây”,
Saravanamuttu nói thế ở Trung tâm Chọn lựa Chính sách, trong lúc hút thật
sâu điếu thuốc Dunhill. “Họ thích làm ăn với chế độ độc tài tham nhũng và
không lo lắng gì về nó”.
Nhưng đây đâu phải lần đầu các giao dịch kinh
doanh ngoại quốc của Trung Quốc trở nên “chua cay” trong một quốc gia
không ổn định về chính trị. Và ở một thời điểm nào đó, Bắc Kinh có thể
thấy đến lúc cần suy xét lại chính sách cộng tác với giới cầm quyền tham
nhũng.
Ðể Trung Quốc hiện thực hóa được mộng châu Á, họ phải thực hiện
được những hứa hẹn về chuyện mang lại sự phát triển có lợi chung cho mọi
nước. Vì chừng nào mà người ta vẫn còn hồ nghi rằng lối ngoại giao “đôi