cổ được dùng để đánh trả quân Trung Quốc xâm lược. Nơi đây nhấn mạnh
rằng căn cước quốc gia được hun đúc từ việc chiến đấu chống quân xâm
lược Trung Quốc. Tuy vậy bốn dòng thơ thần tương truyền của tướng Lí
Thường Kiệt để ca tụng chiến thắng này lại được viết bằng chữ Hán – bởi
nơi đây có nhiều mối liên hệ văn hóa gần gũi với Trung Quốc.
Hai tấm bia lớn nhất trong Viện bảo tàng, cao 4m và rộng gần 2m, ca
tụng cuộc nổi dậy Lam Sơn chống lại quân Minh đang chiếm cứ vào đầu
thế kỉ 15. Dưới quyền lãnh đạo của Lê Lợi thuộc dòng dõi “hùng trưởng
một phương”
, quân binh Việt trải qua mười năm đối địch quân Trung
Quốc, nổi lên giành thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi khai sáng triều Lê, và
ngày nay mọi thành phố ở Việt Nam đều có đường đặt theo tên ông. Văn
bia được khắc bằng chữ Hán và trang trí bằng những hình rồng cuộn mình,
tảng đá lớn ấy đặt ở trên một con rùa lớn – một biểu tượng huyền bí về
trường thọ và vận may trong liên hệ văn hóa Trung Quốc. Trong suốt lịch
sử kháng chiến trường kì, đẫm máu và đầy tự hào của Việt Nam chống lại
quân xâm lược phương Bắc, nền văn hóa Trung Quốc đã “giao lưu nhiều”
khía cạnh của đời sống địa phương – từ ngôn ngữ và ẩm thực, đến nghệ
thuật và những hành vi tôn giáo. Ðến ngày nay, tiếng Việt chứa nhiều từ
mượn tiếng Trung Quốc, và ảnh hưởng văn hóa từ phương Bắc cũng là điều
hiển hiện.
Ðiểm nổi bật đối với những mối bang giao hiện đại giữa Trung Quốc
và Việt Nam là hầu hết người Việt vẫn xem Trung Quốc là láng giềng cần
phải đề phòng. Trong khi các cựu binh của Lục quân Hoa Kỳ quay lại Việt
Nam được đón chào nhất loạt bằng tinh thần thân thiện – mặc dù họ từng
chiến đấu chống lại đối phương, những người thắng cuộc sau này ở cuộc
Chiến tranh Việt Nam – còn giới thương gia và du khách Trung Quốc được
đối xử bằng vẻ dè dặt. Kể từ vụ việc chỗ giàn khoan, công luận đã chuyển
hướng sang thái độ đề phòng nhiều hơn. Theo Khảo sát Nghiên cứu Pew
năm 2015 về các thái độ toàn cầu, người Việt có quan niệm tiêu cực ngập
tràn đối với Trung Quốc. Trong số những người được khảo sát, 74% bảo