GIẤC MỘNG CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC - Trang 211

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của Việt Nam, tọa lạc ngay giữa khu phố

Tây ở Hà Nội, từng một thời có cái tên ngoại lai École Française
d’Extrême-Orient (Viện Viễn Ðông Bác cổ).

46*

Ðược xây dựng trong

quãng 1925-1932 bởi kiến trúc sư Pháp Ernest Hebrad, nó có một tháp bát
giác với những bức tường màu vàng mù-tạt và một mái ngói đất nung –
một nỗ lực táo bạo, và phần lớn thành công, trong việc hòa trộn chất Việt
Nam truyền thống với kiến trúc Pháp. Khi du khách đến khu vườn cảnh,
được trang trí bằng nhiều tượng Phật và nhiều tấm bia đá cổ, họ có thể tìm
thấy chốn trú lánh khỏi cái nắng hoang dại của Hà Nội ở bóng mát một cây
lớn mọc đầy cây leo vùng nhiệt đới.

Viện bảo tàng này giữ một bộ các công cụ thời Ðồ đá mới, bình lọ và

trang sức, đồ gốm tráng men, trống đồng và các món đồ liên quan lễ tang.
Trong số những của quý huy hoàng nhất là một loạt các bức tượng khêu gợi
có từ thời Vương quốc Champa, một nền văn minh theo Hindu từng hưng
thịnh một nghìn năm trước ở bờ biển miền Trung Việt Nam. Nhưng Bảo
tàng Lịch sử Quốc gia thực sự là nơi ca tụng một thứ: 2000 năm đấu tranh
giành độc lập của Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lăng. Từ năm
40 đến năm 938 thời Công nguyên – từ triều Hán đến triều Ðường – những
tủ kính trưng bày chứa đựng từ miêu tả này đến miêu tả khác về những anh
hùng Việt Nam nổi dậy chống lại quân xâm chiếm áp bức. “Trong suốt thời
kì nhà Hán thống trị Nam Việt”, một tủ kính ghi như thế, “dân chúng đã
kháng cự mọi nỗ lực đồng hóa văn hóa của người Trung Quốc trong suốt
thời kì một nghìn năm”. Sau khi cái ách Trung Quốc cuối cùng đã trút bỏ,
những tủ kính khác giải thích, Việt Nam trải qua thêm một nghìn năm nữa
đẩy lùi hết cuộc xâm lăng này đến cuộc xâm lăng khác từ phương Bắc.

Một chiến thắng trứ danh, trong thời nhà Tống xâm chiếm vào quãng

1076-1077, cho thấy tướng Lí Thường Kiệt đập tan đội quân Trung Quốc
được cho là có 100 vạn lính bộ, 10 vạn ngựa và 200 vạn dân phu. Theo lịch
sử chính thống, quân Trung Quốc rút binh với chỉ 23,4 nghìn quân và 3.174
ngựa. “Nhà Tống tiêu 5.190.000 lạng vàng cho cuộc chiến này”, một đoạn
ghi chú viết thế, kế bên phần trưng bày các thanh kiếm và đoản kiếm thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.