hưởng trong khu vực. Chứng cứ thêm nữa là việc chính quyền Obama bảo
trợ cho Hiệp định mậu dịch Ðối tác Xuyên Thái Bình Dương
, cái mà
Bắc Kinh ban đầu cho là một mưu kế chiến lược nhằm tăng cường ảnh
hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòng làm tổn hại
Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chí theo thỏa
thuận dành cho thành viên, chướng ngại đó không ngăn Việt Nam gia nhập.
Bộ trưởng Quốc phòng Carter dường như xác nhận sự chính xác của lời
diễn giải này vào tháng Tư năm 2015, khi ông bảo rằng “thông qua TPP là
điều quan trọng đối với tôi ngang với một chiếc tàu sân bay”.
thống Obama hành động tiếp theo vào tháng Mười Một năm đó, tuyên bố
rằng “nếu chúng tôi không thông qua hiệp định này – nếu Hoa Kỳ không
viết nên những quy tắc này – thì những nước như Trung Quốc sẽ làm như
vậy”.
Chuyện này đưa ta đến đâu? Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc
công bố vào tháng Bảy năm 2015 đã làm rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ
chống trả nếu bị tấn công.
Do vậy bất kì hành động quân sự nào của Hoa
Kỳ ở khu vực này đều có nguy cơ sẽ bị Bắc Kinh nhìn nhận như một hành
vi gây chiến. Khi cảm xúc quốc gia chủ nghĩa dâng trào, chỉ kẻ ngốc mới
loại trừ ngay khả năng xảy ra chiến tranh – tuy vậy cơn “đại hỏa thiêu” ở
Biển Ðông hãy còn là thứ không chắc. Trung Quốc cần khu vực ổn định để
đem lại tăng trưởng và phồn thịnh cho chính nước họ: xung đột với Hoa Kỳ
hẳn sẽ là sai lầm chiến thuật to lớn, vì điều đó sẽ gây tổn hại đến sự trỗi dậy
kinh tế của Trung Quốc. Hoa Kỳ có 365.000 quân nhân đang phụng sự ở
châu Á – Thái Bình Dương, có một liên minh hùng mạnh về an ninh trong
khu vực, và tới nay họ có quân đội mạnh nhất thế giới. Bắc Kinh tin rằng
những mục tiêu dài hạn của họ ở châu Á sẽ được lợi nhất bằng cách duy trì
nền hòa bình khó chịu này và kiên nhẫn thiết lập “các bằng chứng ở vùng
biển này”. Do vậy Trung Quốc sẽ tiếp tục sát hạch quyết tâm của
Washington, nhưng họ không muốn khiêu khích Hoa Kỳ đi đến chỗ hành
động quân sự. Chẳng hạn, Bắc Kinh cẩn thận bảo đảm rằng những nỗ lực