(Taiwan Relations Act) như một đối trọng. Ðạo luật này yêu cầu Hoa Kỳ
can thiệp về mặt quân sự nếu Trung Quốc tấn công hoặc xâm chiếm Ðài
Loan. Những người duy thực cực độ trong giới đương quản chính sách
ngoại giao của Hoa Kỳ, bắt đầu từ Henry Kissinger hồi thập niên 1970, sẽ
sẵn lòng hi sinh Ðài Loan để đạt được thỏa hiệp đúng ý họ đối với Bắc
Kinh. Nhưng một giải pháp như thế là điều bất khả về chính trị chừng nào
Ðài Loan vẫn có được sự ủng hộ ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tuy thế vẫn còn một nỗi sợ lớn hơn nữa: rằng chủ nghĩa bành trướng
của Trung Quốc ở Biển Ðông là một phần trong đại chiến lược của Bắc
Kinh nhằm thế chỗ Hoa Kỳ làm thế lực thống trị ở châu Á. Hoa Kỳ đã tận
hưởng 70 năm giữ thế kiểm soát không địch thủ của châu Á – Thái Bình
Dương, nơi đó lực lượng quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã giúp mang lại
hòa bình và ổn định – một điểm được Thủ tướng Lí Hiển Long của
Singapore nhấn mạnh trong bài diễn từ khai mạc Ðối thoại Shangri-La
(Shagri-La Dialogue), một cuộc gặp thượng đỉnh thường niên về vấn đề an
ninh châu Á, vào năm 2015.
Khó lòng có việc Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng trao
lại vị thế lãnh đạo châu Á. Xét thuần về kinh tế, quá nhiều phi vụ giao
thương của Hoa Kỳ đi qua vùng Biển Ðông đến mức họ có quốc lợi thực sự
trong việc kiểm soát vùng này. Một phần vì lí do này mà Washington đã
cẩn thận tạo lập một cấu trúc liên minh để bảo vệ những lợi ích của mình,
và họ kiên quyết bảo vệ “trật tự dựa trên luật lệ” vốn là thứ củng cố cho
quyền lực của họ. Ở Ðối thoại Shangri-La 2016, Bộ trưởng Quốc phòng
Hoa Kỳ Ashton Carter yêu cầu “mọi người (phải chơi) theo cùng một hệ
thống luật lệ”. Ðể làm rõ luận điểm này, ông cảnh báo Trung Quốc rằng họ
“có thể đi đến kết cuộc dựng lên một Vạn lí Trường thành tự cô lập bản
thân” nếu họ không chơi theo cùng luật lệ.
Về phần mình, Trung Quốc thấy “trật tự dựa trên luật lệ” là một hệ
thống bị thao túng vốn được thiết kế để hạn chế sự trỗi dậy chính đáng của
Trung Quốc và để dựng lên imperium
trục sang châu Á” của Hoa Kỳ, Bắc Kinh thấy chứng cứ về chuyện Hoa Kỳ
gắng sức cản trở những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc tạo lập phạm vi ảnh