Chủ nghĩa bành trướng từng phần một của Trung Quốc ở Biển Ðông
được ví như động tác cắt lát salami. Họ cẩn thận để bảo đảm rằng từng
miếng lãnh hải mới mà họ cắt ra đều đủ nhỏ để không gây ra một cuộc
chiến tranh, nhưng cuối cùng, sự tổn thất tích tụ lại sẽ làm thay đổi triệt để
cán cân quyền lực.
Ðến nay, chính sách này thành công ở mức hợp lí. Vị
thế của Trung Quốc ở Biển Ðông mạnh hơn nhiều so với cách đây một thập
niên. Nhưng hành vi của họ đang gây nguy hiểm cho một nguyên tắc
trường tồn của công tác ngoại giao họ đang dùng – rằng chính sách đối
ngoại phải hỗ trợ cho các mục đích trong nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc
xác nhận quan điểm này trong Sách trắng năm 2011: “Ðể quốc gia phát
triển, nhiệm vụ trung tâm của đường công tác đối ngoại của Trung Quốc là
tạo nên hoàn cảnh quốc tế ổn định”.
Chính Tập Cận Bình phát biểu rằng
chính sách đối ngoại chủ động tích cực của Trung Quốc phải gắng sức
“hòng bảo vệ hòa bình và tính ổn định” trong khu vực láng giềng của họ.
Tuy thế Biển Ðông hiếm khi đem lại cảm giác kém ổn định hơn.
Chiến thuật cắt lát salami không ngừng nghỉ của Trung Quốc có thể
phản tác dụng. Khi họ tiếp tục làm các nước láng giềng hết kiên nhẫn,
Trung Quốc đang kiên quyết hơn bao giờ hết trong việc đẩy những nước
này vào vòng tay của đối thủ duy nhất thực sự có thể cạnh tranh chiến lược
với họ – Hoa Kỳ. Tháng Hai năm 2016, Tổng thống Obama chủ trì cuộc
gặp thượng đỉnh đặc biệt với các lãnh đạo ASEAN ở trang viên Sunnylands
ở California. Theo tuyên bố chung chính thức, “cuộc gặp này đánh dấu một
năm chuyển hướng cho ASEAN lẫn mối quan hệ đối tác chiến lược ngày
càng thân cận giữa Hoa Kỳ và ASEAN”. Những người tham gia tái xác
nhận sự tôn trọng lẫn nhau đối với “chủ quyền, tính toàn vẹn lãnh thổ, công
bằng và sự độc lập chính trị của tất cả các quốc gia” và bổn phận chung cho
việc “duy trì hòa bình, an ninh và tính ổn định trong khu vực”, bao gồm
“bảo đảm an ninh và an toàn trên biển”.
một sáng kiến trị giá 250 triệu đô-la nhằm cải thiện khí tài của hải quân và
tuần dương ở Biển Ðông, và Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền cho Hoa Kỳ giúp