quyền của bản thân các đảo nhỏ, nhưng họ đã vô hiệu hóa các tuyên xưng
chủ quyền của Trung Quốc bên ngoài các lãnh hải quanh nước này. Do vậy
họ có thể tuyên bố rằng các vùng biển nhất định do Trung Quốc tuyên xưng
chủ quyền thực ra đều nằm trong EEZ hiện có của Philippines, và việc
Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough đã phạm vào tuyên bố chủ
quyền của Manila.
Bắc Kinh tuyên bố phán quyết đó “vô hiệu”, nhưng ở
vai trò nước kí kết UNCLOS, về mặt pháp lí Trung Quốc bị ràng buộc theo
phán quyết này.
Bắc Kinh cố chứng minh tòa án không có pháp quyền theo UNCLOS
để đưa ra tuyên án của mình. Ðiều quan trọng là Bắc Kinh phải nói kiểu
nước đôi trước Công ước này, vì họ sẵn lòng viện dẫn Công ước khi nó phù
hợp với chính mục đích của họ. Chẳng hạn trong một tuyên bố gửi cho
Liên hợp quốc vào tháng Sáu năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng
định Việt Nam đang toan tính ngăn trở giàn khoan Hải dương 981, và là
“những vi phạm nghiêm trọng đối với luật pháp quốc tế liên quan, bao
gồm… UNCLOS”. Họ tự cho rằng sự quản trị thực tế của Trung Quốc đối
với quần đảo Hoàng Sa gần đó đã vô hiệu hóa bất kì tranh chấp lãnh thổ
nào: “Vì nó gần lãnh thổ Trung Quốc hơn, giàn khoan ở trong vùng biển
của Trung Quốc”.
Tuy vậy đó chính xác là cơ sở trong tuyên xưng chủ
quyền của Philippines đối với bãi cạn Scarborough, vốn nằm gần bờ biển
của họ hơn lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc còn sử dụng quyền kiểm soát
trái phép đối với quần đảo Hoàng Sa nhằm phủ nhận sự tồn tại của bất kì
tranh chấp hợp lệ nào với Việt Nam – chính xác là cách tiếp cận của Nhật
đối với quần đảo Senkaku, vốn được Tokyo quản lí trong 130 năm nay.
Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh muốn Tokyo thừa nhận rằng quần đảo
Senkaku thực sự đang bị tranh chấp. Về những lập luận của Bắc Kinh, điều
có thể nói duy nhất chính là việc họ bất nhất một cách nhất quán.
Việc Trung Quốc từ chối tuân theo các quy định đã làm suy yếu vị thế
chính trị của họ. Năm 2002, Trung Quốc và các quốc gia thành viên
ASEAN kí kết bản “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông”
(Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea)”, thỏa thuận