và những nguồn ít ỏi ở đó khó lòng trích xuất được: phần địa chất gây
phiền hà và khu vực này chịu nhiều trận bão dữ dội vào mùa hè. Trong một
báo cáo công bố vào tháng Hai năm 2013, Cục Thông tin Năng lượng Hoa
Kỳ (US Energy Information Administration) ước tính Biển Ðông chứa 11 tỉ
thùng dầu từ nguồn dự trữ dùng được cho thương mại – chắc chắn đáng để
khai thác, nhưng không đủ để kích thích các hãng dầu lớn.
sánh, Venezuela có nguồn dự trữ dầu gần 300 tỉ thùng. Hơn nữa, hầu hết
dầu ở Biển Ðông đều được tìm thấy bên trong các vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ – Exclusive Economic Zone) của từng nước, nằm gần các bờ biển;
chỉ một phần nhỏ nằm bên trong vùng lãnh hải hình chữ U đang tranh chấp.
Trung Quốc nhập 336 triệu tấn dầu thô vào năm 2015, tương đương tầm 2,5
tỉ thùng.
Nên cho dù họ có lấy được toàn bộ dầu nằm dưới Biển Ðông,
số đó chỉ đủ để thỏa mãn nhu cầu về dầu trong vài năm. Biển Ðông ở vai
trò tuyến vận tải dầu có tầm quan trọng hơn nhiều so với số dầu nằm bên
dưới biển.
Ðộng lực thực sự của Trung Quốc ở Biển Ðông là có được kiểm soát
chiến lược đối với các tuyến đường vận tải. Biển Ðông dẫn đưa một phần
ba lượng giao thông hàng hải toàn cầu, bao gồm hầu hết hàng Trung Quốc
xuất khẩu, và hơn 80% dầu nhập khẩu vào Trung Quốc. Theo lẽ khá hợp lí
khi Bắc Kinh đang thiết lập một lực lượng quân sự nhằm bảo vệ các tuyến
cung ứng năng lượng của họ – một công việc hiện đang được Hoa Kỳ, đối
thủ địa chính trị của họ, thực hiện. Dễ hiểu khi họ còn kiên quyết đảm bảo
được an ninh ở sân sau của chính mình. Một số nhà phân tích lập luận rằng
Trung Quốc chỉ đang lặp lại những gì Hoa Kỳ từng làm hồi thế kỉ 19, khi
họ xua các quốc gia châu Âu ra khỏi Biển Caribê.
Quốc, tôi tin rằng nếu Trung Quốc biến Biển Ðông thành một cái hồ khổng
lồ cho họ, điều đó quá sức hợp lí”, theo lời John Mearsheimer, một nhà
khoa học chính trị trứ danh. “Trung Quốc phải muốn kiểm soát toàn bộ
Biển Ðông, y như cách Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ vùng Caribê”.
quan điểm của ông, thật có lí khi Trung Quốc “muốn thống trị châu Á theo