cách Hoa Kỳ thống trị Tây bán cầu” – bắt đầu bằng vùng biển phụ cận vốn
có đông đảo những thế lực nhỏ hơn và yếu hơn nhiều.
Ðây là chính sách thực dụng đến thẳng thắn. Tuy vậy Bắc Kinh tìm
cách làm cho vị thế của mình thật vững vàng bằng cách viện dẫn có chọn
lọc một số nguyên tắc pháp lí theo ý mình hòng biện minh cho hành động
của họ. Họ đã kí kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS),
vốn nhằm vào việc cung cấp một cơ sở pháp lí hiện đại cho những tuyên
xưng chủ quyền trên biển. Theo công ước này, những hòn đảo có người ở
sẽ được quyền trở thành một EEZ ở ngoài khơi cách bờ 200 hải lí. Quần
đảo Hoàng Sa nằm trong EEZ chồng lấn nhau của Việt Nam và Trung
Quốc, nhưng Trung Quốc không có chủ quyền pháp lí hợp lệ. Dẫu vậy, bản
đồ chính thức gần đây của Trung Quốc đánh dấu rõ ràng phạm vi lãnh hải
của mình đối với quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough, một chuỗi
rạn san hô và bãi đá nằm cách 120 hải lí so với bờ biển của Philippines. Họ
ngụy biện cho tuyên xưng này bằng cách viện dẫn đến tiền lệ lịch sử.
Bắc Kinh từ chối chấp thuận phân xử trọng tài của Liên hợp quốc về
những tranh chấp trên biển. Họ tự miễn trừ mình ra khỏi thủ tục dàn hòa
bắt buộc của UNCLOS đối với một số hạng mục tranh chấp, bao gồm
những tranh chấp liên quan đến việc phân định lãnh hải. Sau vụ yêu cầu
phân xử trọng tài của Philippines trước Tòa án Quốc tế được tổ chức ở Tòa
Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) ở The Hague,
Trung Quốc từ chối tham gia các vụ kiện này. Thay vào đó, họ triển khai
một chiến dịch tuyên truyền lên án “tòa án lạm dụng luật” và xem đó là
không chính đáng.
Dẫu vậy, tòa án xác định họ có pháp quyền để xem
xét bảy trong số mười đệ trình của Manila. Lời phán quyết nhất trí của tòa
án, tuyên bố vào tháng Bảy năm 2016, đã đi xa hơn kì vọng của mọi người.
Họ quyết định Trung Quốc không có cơ sở pháp lí để tuyên xưng quyền
lịch sử bên trong “đường chín đoạn”, phán định rằng bãi cạn Scarborough
là bãi đá chỉ được quyền trong vòng 12 hải lí lãnh hải, và quyết định rằng
không địa mạo nào ở quần đảo Trường Sa là những hòn đảo thuộc quyền
của EEZ. Họ không phân định bất kì ranh giới, cũng không phán định chủ