rằng họ có cái nhìn không thiện chí với Trung Quốc, nhiều hơn bất kì nước
nào khác ngoài Nhật.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng viện trợ gạo và pháo cho miền Bắc
Việt Nam trong suốt thời gian kháng chiến thống nhất đất nước. Những mối
bang giao suy yếu vào cuối thập niên 1970, khi chế độ Khmer Ðỏ ở nước
Campuchia láng giềng, trước đây từng tấn công các ngôi làng biên giới Việt
Nam, có sự giật dây của Trung Quốc. Những mối căng thẳng càng tăng
thêm trước mối quan hệ thân cận của Việt Nam với Liên Xô, một đối thủ
của Trung Quốc. Sau sự hiện diện của quân Việt Nam ở Campuchia năm
1978, Trung Quốc và Việt Nam giao tranh trong một cuộc chiến biên giới
ngắn ngày vào năm 1979, tiếp theo sau bằng những đụng độ trên biển tranh
chấp Rạn san hô Gạc Ma (Johnson South Reef) ở quần đảo Trường Sa của
Việt Nam năm 1988.
Tuy thế, khi Liên Xô bắt đầu tan rã, Trung Quốc và Việt Nam đàm
phán để các mối ràng buộc song phương được chính thức bình thường hóa.
Một trong những nhà phê bình nghiêm khắc nhất đối với ảnh hưởng
chính trị của Trung Quốc là ông Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam và là cố vấn cho hai cựu Thủ tướng Việt Nam. Vốn là
cộng tác viên thường xuyên cho mục op-ed
Tương Lai chủ trương việc cải cách kinh tế thêm nữa và việc hình thành
mối quan hệ thân cận hơn với Hoa Kỳ.
Vào một buổi sáng nóng nực tháng Năm ở Thành phố Hồ Chí Minh,
tôi nhảy lên ngồi sau xe máy của thông dịch viên để đến nhà Tương Lai ở
phía Nam thành phố. Hàng triệu xe máy kêu vo vo như một bầy khổng lồ
các con ong khi chúng tôi lướt qua rừng đước ngập mặn và những căn nhà
kho hoen gỉ của bến cảng cũ ở sông Sài Gòn. Tóc bạc và mặc đồ tự nhiên
trong bộ áo phông kẻ sọc, Tương Lai đón chào chúng tôi trong căn hộ hiện
đại thoáng khí được trang hoàng bằng nhiều tấm bích chương đóng khung
với nội dung là thi ca cổ Việt Nam được viết bằng chữ Hoa phồn thể.
Thưởng thức trà xanh đựng trong cốc bằng tre, ông bắt đầu đi vào phần lịch