sở hữu các chỗ đó bị cáo buộc gây hại môi trường địa phương và đưa vào
công nhân của chính họ, vốn là nguy cơ tạo nên phản kháng. Một số dự án
khác cũng chịu nhiều chỉ trích. Ðầu tư tích lũy trị giá 8 tỉ đô-la Mỹ của
Trung Quốc ở Việt Nam được xếp hạng chín, đứng tuốt đằng sau so với
nhiều nhà đầu tư lớn như Hàn Quốc, Nhật và Ðài Loan, và giờ còn bị Hoa
Kỳ làm lu mờ.
Trong bài phát biểu đọc trước Quốc hội Việt Nam, Tập Chủ tịch đặc
biệt đề cập việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải giữa hai nước
theo Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Quốc có mối liên kết với các dự án hiện có với sự ủng hộ của các tổ chức
đa phương. Năm 2009, Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) nhận diện 21
dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt – 12 dự án giao thông vận tải và 9 dự án năng
lượng – vốn là những dự án trọng yếu cho sự tăng trưởng trong khu vực.
Trong số đó có một con đường cao tốc mới để nối kết khu vực Quảng Tây
ở miền Nam Trung Quốc với Hà Nội ở miền Bắc Việt Nam, đi qua tỉnh
Lạng Sơn nằm ở khu biên giới. Ở đây và những khu vực khác của Tiểu
vùng Mekong mở rộng, ADB tin rằng một đường giao thông huyết mạch
hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy giao thương và đầu tư, và giúp các nông dân
nghèo khổ có được lối vào thị trường tốt hơn.
Các viên chức Việt Nam và Trung Quốc đã hứa hẹn nhiều thứ tốt đẹp
dành cho Lạng Sơn suốt một thập niên qua. Năm 2008, một “khu kinh tế
cửa khẩu” được chính thức thiết lập nhằm tạo một hành lang kinh tế chạy
từ Quảng Tây đến Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Năm 2013, sau
chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường, Việt Nam và Trung Quốc
thỏa thuận lập nên một khu kinh tế mới ở đó, cùng với ba khu khác ở khu
biên giới. Họ nói đến chuyện xây dựng các nhà kho giữ hàng nhập (bonded
warehouse) và một khu công nghiệp để chào đón các nhà xử lí hàng xuất
khẩu đến từ Trung Quốc. Ðường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, theo như kế
hoạch, sẽ hoàn thành năm 2015.
Tuy thế, khi tôi tới Lạng Sơn hè năm đó, việc xây dựng đường cao tốc
vẫn còn chưa khởi công. Chuyến xe buýt từ Hà Nội đi vòng vèo qua miền