sự. Việt Nam đang tiến lại gần hơn về phía Hoa Kỳ, Nhật, Nga và Ấn
Ðộ.
Ngoài thỏa thuận mậu dịch tự do được đề xuất với EU, Việt Nam đã kí
những thỏa thuận tương tự với Hàn Quốc và với Liên minh Kinh tế Á – Âu
do Nga dẫn đầu. Họ nhanh chóng hiện đại hóa hải quân của mình và bắt
đầu tiến hành một số tập huấn chung với các hải đội thuộc Hạm đội Thái
Bình Dương Hoa Kỳ – mặc dù Việt Nam sẽ cẩn thận không tiến quá sát
Hoa Kỳ.
Hiện thực cho thấy Việt Nam không thể thoát hoàn toàn khỏi các ảnh
hưởng Trung Quốc, tuy thế họ không bị chỉ trích chuyện để cho nước láng
giềng khổng lồ đó kiểm soát mình. Bởi vì không ai nghi ngờ chuyện Bắc
Kinh có ý định đảm bảo quyền kiểm soát thực sự ở Biển Ðông, Hà Nội cần
phải sửa soạn phản ứng cứng rắn vốn từ đó không làm đất nước lụn bại về
mặt kinh tế. Theo lời Murray Hibert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Năm năm 2015, “đó là về
chuyện cách thức và mức độ mà họ có thể dùng những mối quan hệ đối tác
đang gia tăng của mình với các nước như Hoa Kỳ, Nhật và Ấn Ðộ để giữ
sự cân bằng với Trung Quốc”.
Ðối với Bắc Kinh, Việt Nam là bài sát hạch gay go đối với công tác
ngoại giao châu Á của họ. Vào tháng Sáu năm 2015, trước chuyến công du
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Washington, CNOOC một lần nữa
di chuyển giàn khoan của mình đến gần bờ biển Việt Nam. Nhưng những
cuộc gặp thành công của ông với Tổng thống Obama đã phát dấu hiệu cho
thấy Hà Nội đang tạo sự cân bằng với Bắc Kinh nhằm bảo vệ quyền lợi
chiến lược của mình. Ðó là bằng chứng thêm nữa cho thấy dù có công tác
hòa giải hiển nhiên của họ vào tháng Mười năm 2016 với Tổng thống mới
Rodrigo Duterte của Philippines, nhưng việc Bắc Kinh có thái độ bất khoan
nhượng đã gây ra nguy cơ đẩy các nước láng giềng tăng cường bang giao
với Hoa Kỳ.
“Mục tiêu của Trung Quốc trong việc hun đúc “thịnh vượng
chung” không thể có tác dụng ở Việt Nam chừng nào vẫn còn những tồn tại