của Trung Quốc là dùng những khích lệ kinh tế để tạo dựng những mối
giao hảo thân cận với các nước láng giềng, kéo họ vào gần hơn vòng tay
của Trung Quốc. Ðể đổi lại việc cấp các tuyến đường và các tuyến điện
năng, Trung Quốc kì vọng đối tác của họ tôn trọng những “lợi ích cốt lõi”
của Trung Quốc, bao gồm yêu sách chủ quyền ở Biển Ðông. Ðây là điều
Bắc Kinh muốn nói khi thực hiện lối ngoại giao “đôi bên cùng có lợi”.
Việc chuyển sang chính sách đối ngoại độc đoán hơn đã đánh dấu sự
tuyệt giao về mặt căn bản với quá khứ. Kể từ chính sách “Cải cách và mở
cửa” bắt đầu vào năm 1978, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã được
củng cố bằng “lí luận Ðặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping Theory)”, cho rằng
ngoại giao phải phụng sự cho mục tiêu lớn hơn về phát triển trong nước. Về
bản chất, điểm căn bản của điều này chính là hỗ trợ mô hình tăng trưởng
xuất khẩu của Trung Quốc bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài và quảng
bá môi trường mậu dịch ngoại quốc ổn định. Ðặng đã đề ra châm ngôn nổi
tiếng vào đầu thập niên 1990, khi ông thúc giục giới lãnh đạo Trung Quốc
“bình tĩnh quan sát; vững yên trận địa; trầm tĩnh ứng phó, giấu mình chờ
thời, biết giữ điều kém, quyết không đương đầu”.
được nói tắt thành “thao quang dưỡng hối”, thường được dịch thành “giấu
mình chờ thời”, nhưng nghĩa đen của nó là “ẩn sáng, dưỡng tối”.
Trước khi Tập tái khởi động chính sách đối ngoại, Trung Quốc nhìn
chung hài lòng đứng ở rìa quốc tế. Các nhà lãnh đạo nước này đòi hỏi
những bày tỏ tôn trọng từ phía quốc tế và nhanh chóng cáo buộc nhiều
nước về việc “làm tổn thương xúc cảm của dân tộc Trung Hoa” khi họ cảm
thấy không được đáp ứng đòi hỏi đó; nhưng họ hiếm khi tìm cách đương
đầu.
Thay vào đó họ tập trung vào ngoại giao kinh tế, thúc bách các thỏa
thuận mậu dịch và ủng hộ những nỗ lực hải ngoại của các doanh nghiệp
nhà nước ở lĩnh vực kĩ thuật và tài nguyên. Họ làm việc tích cực nhất với
Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), hi vọng làm giảm nỗi sợ
hãi cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa cạnh tranh đối với các nước láng
giềng. Họ cố hết sức để trình hiện Trung Quốc như một cường quốc kinh tế
có trách nhiệm: Quyết định không hạ giá đồng nhân dân tệ trong suốt thời