chuyển dịch tốt hơn thành “proactive (tích cực chủ động)”. Bộ trưởng
Ngoại giao Vương Nghị đã dùng cụm từ tương tự để miêu tả hướng đi tổng
quát của chính sách đối ngoại ở buổi họp báo đầu phiên Ðại hội Ðại biểu
Nhân dân lần thứ 12 diễn ra vào tháng Ba năm 2014.
Vào tháng Mười Một năm đó, hai tuần sau hội nghị APEC, Tập chủ
tọa một Hội nghị Công tác Trung ương hiếm hoi bàn về vấn đề Quan hệ
Ðối ngoại. Ðây là kì hội nghị cấp cao đầu tiên kể từ năm 2006, giai đoạn
mà một chủ tịch tiết chế là Hồ Cẩm Ðào đã kêu gọi Trung Quốc hãy chiếm
lấy vị trí của mình trong một “thế giới hài hòa”. Tập trình ra một tầm nhìn
cường ngạnh hơn: Trung Quốc phải tiến hành công tác “ngoại giao như một
đại quốc”
, theo lời của Tập, và củng cố vị thế lãnh đạo ở châu Á. Lặp lại
lời của các lãnh đạo trước đó, ông nói rằng một môi trường an ninh ngoại
quốc ôn hòa sẽ trao cho Trung Quốc “một thời kì cơ hội chiến lược”
để
tập trung vào việc phát triển trong nước cho đến năm 2020. Nhưng lần đầu
tiên ông ngụ ý rằng việc duy trì môi trường thuận lợi ít phụ thuộc vào vận
may hơn mà phụ thuộc nhiều vào những nỗ lực ngoại giao của chính Trung
Quốc. Cuối cùng, ông tạo mối liên kết tường minh giữa việc hưng khởi ở
vai trò đại quốc với “Giấc mộng Trung Quốc” về cuộc phục hưng quốc
gia.
Giải mã đường lối ngoại giao đang tiến triển nhanh của Trung Quốc
dưới thời Tập Cận Bình là việc làm gay go: những nụ cười thường xuyên
biến thành cơn hầm hè, đặc biệt ở Ðông Nam Á. Nhưng hai bài diễn thuyết
của ông ở hội nghị công tác đã cho ta biết đường ranh giới để bắt đầu. Dưới
biểu ngữ “Giấc mộng Trung Quốc”, Tập Cận Bình đang theo đuổi một
chính sách đối ngoại mới mẻ độc đoán vốn sẽ ưu tiên vị thế lãnh đạo kinh
tế của Trung Quốc ở châu Á. Ðồng thời, ông tìm kiếm một “loại hình mới
cho mối quan hệ đại quốc”
với Hoa Kỳ, đòi hỏi Trung Quốc nên được
đối xử bình đẳng. Những tham vọng này có ngụ ý đối với các định chế toàn
cầu: Ở một phiên nghiên cứu của Cục Chính trị Trung Quốc về việc phát
triển Khu vực Mậu dịch Tự do cho châu Á – Thái Bình Dương vào tháng
Mười Hai năm 2014, Tập nói rằng Bắc Kinh phải “tham dự và dẫn dắt, làm