lẽ cao quý của Trung Quốc về sự thịnh vượng chung dường như quá tốt
đẹp, đến mức chúng khó có thể là sự thật.
SÁNG KIẾN VÀNH ÐAI VÀ CON ÐƯỜNG
Trọng tâm của chính sách đối ngoại “tích cực chủ động” của Tập Cận
Bình là Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trải từ Biển Ðông băng qua
vùng đại lục Á – Âu, đây là kế hoạch phát triển tham vọng nhất từng được
hình thành. Lấy cảm hứng từ Con đường Tơ lụa cổ đại chạy từ Trung Quốc
qua trung tâm châu Á đến châu Âu, kế hoạch này hình dung nên việc xây
đường bộ, đường sắt và các hành lang công nghiệp băng qua những địa
hình hoang vu nhất trên trái đất, và nối những vị trí này đến những cảng đã
được nâng cấp ở châu Á, châu Phi, Trung Ðông và châu Âu. Bắc Kinh phát
biểu rằng sáng kiến này sẽ tháo dỡ các hàng rào đầu tư, tạo nên nhiều con
đường mới cho thương mại, cải tiến lĩnh vực hậu cần quốc tế, và gia trọng
sự hội nhập tài chính ở khu vực. Kế hoạch này còn hùng hồn khẳng quyết
rằng nó sẽ chấn hưng “hòa bình thế giới”.
Sáng kiến này tiến hành ở tình trạng lộn xộn do dùng nhiều tên gọi.
Ông Tập Cận Bình ban đầu đề xuất xây dựng một “Vành đai Kinh tế Con
đường Tơ lụa” – một tuyến đường bộ xuyên qua vùng trung tâm châu Á và
Trung Ðông đến châu Âu – khi diễn thuyết ở Kazakhstan vào tháng Chín
năm 2013.
Một tháng sau, trong bài diễn thuyết trước Quốc hội
Indonesia, ông đề xuất tạo nên một “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỉ 21”
– một mạng lưới đường biển xuyên qua Biển Ðông và Ấn Ðộ Dương.
Ban đầu có tên Con đường Tơ lụa mới, kế hoạch này sau đó được gọi là
“Nhất đới nhất lộ” (
一带一路), nghe có vẻ bớt thô vụng ở tiếng Trung
Quốc hơn ở tiếng Anh. Sau nhiều tranh luận nội bộ, giờ đây kế hoạch được
chính thức dịch [sang tiếng Anh] thành “Belt and Road Initiative (Sáng
kiến Vành đai và Con đường)”. Bắc Kinh cương quyết rằng đây không
được gọi là “kế hoạch” hoặc “chiến lược”, hòng ngăn người khác diễn giải
sáng kiến này như một quỷ kế nhằm xây dựng một đế quốc kinh tế khổng
lồ. Trung Quốc cam quyết không sở hữu sáng kiến này, mà Trung Quốc cho
là nó xoay quanh “lòng tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, tính chất bao hàm và