Tuy thế quan điểm này đã ước tính thái quá tác động của việc Trung Quốc
xây dựng cơ quan kinh tế: thay vì tìm cách xây dựng một hệ thống thay thế
cho hệ thống tài chính phát triển do Hoa Kỳ bảo trợ, Trung Quốc lại nỗ lực
cải biến và gia tăng hệ thống đó. Kim Lập Quần, vị chủ tịch tao nhã của
AIIB và là người nói tiếng Anh thông thạo, cũng là cựu phó chủ tịch của
ADB. Ông đã làm việc cật lực để trấn an những mối hoài nghi rằng AIIB sẽ
không tìm cách lật đổ các nguyên lí của tài chính phát triển đa phương.
Theo lời ông, ngân hàng sẽ “tinh giản, tinh khiết và xanh”: hiệu quả về mặt
quản lí, không dung thứ tham nhũng và thân thiện với môi trường.
Trang
web của AIIB hứa hẹn ngân hàng sẽ thiết đặt “các chính sách mạnh mẽ về
quản lí, trách nhiệm giải trình, thu mua tài chính và các khuôn khổ môi
trường và xã hội”.
Họ đang bận rộn tuyển mộ các tư vấn viên quốc tế
nhằm giúp họ đạt được các mục tiêu này, trong đó có các viên chức ngoại
giao cấp cao của phương Tây và các nhân viên thâm niên từ Ngân hàng
Thế giới.
AIIB thành công trong việc thu hút nhiều cổ đông tức là quyền kiểm
soát của Trung Quốc đối với ngân hàng này sẽ ở mức hạn chế. Trung Quốc
dễ dàng dùng quyền lãnh đạo đáng kể của mình và là cổ đông lớn nhất
AIIB, dựa trên số tiền góp 29,8 tỉ đô-la Mỹ. Ngoài ra, tỉ lệ về quyền biểu
quyết của họ ở mức 26% cho phép họ có quyền phủ quyết hiệu quả, vì mức
“đại đa số” 75% là mức cần thiết để đưa ra các quyết định quan trọng.
Nhưng tỉ lệ này gần như chắc chắn sẽ giảm xuống khi thêm 30 nền kinh tế
chuẩn bị gia nhập, với Hong Kong là nền kinh tế đi đầu danh sách. Với quá
nhiều nước góp phần vào kết quả lập ngân hàng, AIIB phải tôn trọng các
chuẩn mực cho vay quốc tế.
Ðảm bảo AIIB hoạt động tốt cũng là mối lợi lâu dài của Bắc Kinh. Họ
biết rằng để xúc tiến mức ảnh hưởng của Trung Quốc cần họ phải đưa ra
một khuôn mặt thân thiện hơn và đa phương hơn. Những bước đầu tiên của
AIIB được xem là những cử chỉ hợp tác: ở ba trong số bốn dự án đầu, họ sẽ
đóng góp thêm tiền cho các dự án đã được trù hoạch bởi Ngân hàng Thế
giới, ADB và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu. AIIB “sẽ bù vào