và bổ sung cho những nỗ lực của các đối tác ngân hàng phát triển đa
phương của chúng tôi”, Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ nói với những
người tham gia kì họp thường niên đầu tiên của họ vào tháng Sáu năm
2016.
Thay vì tối đa hóa giá trị đô-la của những hợp đồng dành cho các
công ty của chính họ, Bắc Kinh chọn cách tối đa hóa thanh thế toàn cầu của
Trung Quốc bằng cách biến AIIB thành một tổ chứ đa phương đích thực.
Dù trong trường hợp nào, AIIB cũng chỉ là vũ khí thứ yếu trong kho
quân giới tài chính của Trung Quốc.
Ngân hàng này sẽ giúp hỗ trợ các
dự án dọc theo Vành đai và Con đường, cùng với những dự án khác; nhưng
họ còn hoạch tính việc cho vay không quá 2 tỉ đô-la Mỹ mỗi năm trong
năm năm đầu hoạt động – ít hơn nhiều so với các ngân hàng phát triển đa
phương khác, và là con số nhỏ nhoi so với những khoản cho vay khổng lồ
được thực hiện theo định kì bởi các ngân hàng lớn về chính sách của Trung
Quốc. AIIB đã ủy quyền số vốn 100 tỉ đô-la Mỹ, nhưng số vốn góp luân
chuyển của họ nhỏ hơn nhiều. Vốn điều lệ gần như lúc nào cũng vượt quá
số vốn luân chuyển ở các ngân hàng phát triển đa phương, chủ yếu nhằm
trấn an các cơ quan xếp hạng tín dụng (ratings agency) và những người
mua trái phiếu rằng đang sẵn có số tiền mặt dự phòng. Ðiều này cho phép
các ngân hàng phát triển vay được những khoản tiền lớn ở mức lãi suất rất
thấp, mặc dù mức tỉ lệ kí quỹ của họ cũng rất thấp.
Tới năm 2020, AIIB sẽ có khoảng 20 tỉ đô-la Mỹ vốn dùng được,
tương tự số vốn của ADB. Các ngân hàng phát triển đã thành danh – Ngân
hàng Thế giới, ADB, Ngân hàng Phát triển Liên châu Hoa Kỳ (Inter-
American Development Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Phi – đã chi
những khoản tiền tương đương 40 – 50% vốn sở hữu của họ vào năm 2014.
Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh (CAF), một ngân hàng mới lập có cùng
một số đặc điểm giống AIIB, đã chi khoản tiền ấn tượng lên đến 70%. Nếu
AIIB và NDB chi số tiền hợp lí ở mức 45 – 70% vốn sở hữu, hai ngân hàng
này sẽ cùng nhau cho vay được tới 15 – 20 tỉ đô-la Mỹ mỗi năm cho đến
đầu thập niên 2020 – ở tầm mức cho vay của chi nhánh không ưu đãi thuộc
Ngân hàng Thế giới năm 2014, và nhiều gấp hai đến ba lần so với ADB.