GIẤC MỘNG CHÂU Á CỦA TRUNG QUỐC - Trang 65

Con đường là dự án đặc trưng của Tập. Tầm nhìn này nhắm tới nhiều việc
hơn là chỉ xây dựng những hành lang xuất khẩu mới và nhập khẩu thêm
nhiều dầu, khí đốt và khoáng sản. Ngoài việc tạo ra một mạng lưới phụ
thuộc kinh tế trong khu vực, Bắc Kinh còn tính đến chuyện khả năng kết
nối tốt hơn sẽ giúp các vùng kém phát triển giáp biên Trung Quốc trở thành
những khu vực thương mại có thể thịnh đạt. Họ còn muốn thiết lập một
giới tuyến cảnh vụ ở Trung Á nơi sẽ giúp Trung Quốc áp chế những mối
căng thẳng về sắc tộc giữa người dân Muslim

[26]

bản địa và dân di trú

Trung Quốc Hán tộc ở vùng Tân Cương nằm phía Tây Bắc.

Thế tàn cuộc trong ngoại giao, dẫu có theo kế hoạch hay không, là trói

buộc Trung Á vào Trung Quốc. Cho dù Vladimir Putin thúc đẩy một cái
nhìn khác về một Liên minh Kinh tế Á – Âu (Eurasian Economic Union)
trỗi lên từ tro tàn của Liên Xô, Trung Quốc vẫn bận bịu lấp vào khoảng
trống kinh tế do Moskva để lại sau khi rút khỏi khu vực. Nga giữ lại được
mối lợi chiến lược ở năm quốc gia Trung Á, và Bắc Kinh cẩn thận khắc họa
những sáng kiến của họ trong khu vực như những sáng kiến thuần về
thương mại, chứ không phải tranh thủ mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị.
Nhưng khi họ gia tăng đầu tư và mang đến sự trợ giúp tài chính cho các chế
độ bạc nhược ở các vùng giáp biên, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đang
tăng lên theo hướng gây tổn hại cho Nga. Quyền thế về mặt kinh tế đang
tăng của Trung Quốc sẽ sớm giúp họ gây dựng vị thế bất khả chiếm lĩnh ở
Trung Á. Cuộc “hành quân Tây tiến” của Trung Quốc không thu hút nhiều
sự chú ý bằng cuộc “xoay trục sang châu Á” của Hoa Kỳ, nhưng cuộc “Tây
tiến” đó hẳn sẽ tỏ ra có ý nghĩa hơn.

TÂN CƯƠNG
Trung Quốc có lịch sử lâu đời về tầm ảnh hưởng ở vùng thảo nguyên

và các vùng sa mạc thưa thớt dân cư phía Tây. Trong suốt triều nhà Ðường
(618 – 907), khi Ðế quốc Trung Hoa vươn ra xa dọc theo Con đường Tơ
lụa, các Hãn quốc (Khanate)

[27]

ở những vùng ngày nay là Uzbekistan và

Turkmenistan đã triều cống bằng lạc đà cho kinh đô Trường An. Vào thế kỉ
18, Hoàng đế Càn Long thâu tóm nửa phía Ðông của Trung Á, sau đổi tên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.