Tiễn công chúa, Hưu vương tử làm dư luận xôn xao huyên náo cũng rời
đi, kinh thành vẫn phồn hoa náo nhiệt như trước.
Bởi vì lần trước gây họa ở trà lâu, cuối cùng Thái phó cũng không
mang theo Hoàng thượng cải trang vi hành.
Nhiếp Thanh Lân cứ tưởng rằng Thái phó cần chút thời gian để bổ sung
tự tôn của đàn ông, lại không ngờ một ngày sau khi tiễn Thiệu Dương công
chúa lại làm như không có việc gì tới gặp Hoàng thượng.
Nhưng Thái phó cũng không phải tay không đến thăm, mà còn dẫn theo
con ngựa giống cái nhỏ màu trắng như tuyết tặng cho hoàng thượng.
Con ngựa kia có màu lông sáng, đùi thon dài, khi vung đuôi thì đôi mắt
to chớp chớp, vô cùng hiền lành dễ thương. Nhiếp Thanh Lân chỉ liếc mắt
một cái liền cực thích, ngự ban tên “Giảo nương tử”, có nghĩa là tuyệt sắc
giai nhân.
Sau khi Giảo nương tử bị buộc yên ngựa, Hoàng thượng được tự tay
Thái phó nâng lên mình ngựa, cảm nhận được oai hung của nam nhân, tự tay
đỡ giai nhân lên ngựa, thật sự rất oai phong!
Vì đã đầu xuân, kênh đào xung quanh thành đã được mở, là thời điểm
tốt để du xuân. Ngoại ô kinh thành là doanh trại, trường đua ngựa của hoàng
gia.
Khi phi ngựa đến thảo trường, cỏ ở đây vừa chuyển sang màu xanh, rất
náo nhiệt.
Ngày hưu mộc, Thái phó và Hoàng thượng đích thân đến chuồng ngựa
đi dạo.Vì kĩ thuật cưỡi ngựa bắn cung của Hoàng đế đều không tốt, rất khó
coi, đành phải để cho Thái phó vất vả đi theo giảng dạy.
Trời ấm rồi, quần áo trên người cũng ít hơin so với mùa đông, Thái phó
kéo Hoàng đế cùng cưỡi con ngựa của mình – Tật Phong Liệt. Lúc lên ngựa,
lần đầu Thái phó cảm thấy, tuy những chỗ khác của Long Châu khô quắt,
nhưng mông lại rất mượt mà xinh đẹp!
Khi Tật Phong Liệt chạy, khẽ va chạm, làm rung động đến tận tâm can.