từ một trong những thành viên giáo xứ, và Steve được chào đón để chơi
đàn ngay khi nó đến. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho đến cuối tháng
bảy, và ông không dám chắc ông còn có thể chờ được cho đến lúc đó hay
không.
Thay vì thế, ông lấy một chỗ ngồi bên bàn bếp và đặt đôi bàn tay lên mặt
bàn. Với đủ sự tập trung, ông có thể nghe được âm nhạc từ trong trí nhớ.
Chẳng phải Beethoven đã sáng tác bản Eroica* khi ông gần như điếc hay
sao ? Có lẽ ông cũng có thể nghe được những âm thanh từ trong đầu của
mình, theo cách của Beethoven. Ông chọn một bản Concerto mà Ronnie đã
chơi tại buổi biểu diễn của cô bé tại Carnegie Hall; khép mắt lại, ông tập
trung vào đó. Thoạt đầu, nhạc khúc làm nản lòng khi ông bắt đầu di chuyển
những ngón tay. Dần dần, những nốt nhạc và các hợp âm trở nên rõ ràng
hơn và dễ nhận thấy hơn, và dù không thuyết phục bằng việc chơi thật sự
trên đàn piano, ông biết điều này sẽ làm được.
(*Eroica : Bản giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng – theo tiếng Ý có nghĩa là Anh Hùng.)
* Ludwig van Beethoven : Là một thiên tài âm nhạc người Đức, nhưng gần như sống cả đời tại Wien-Áo. Các kiệt tác của ông phải kể đến bản giao hưởng số 2 cung D, bản
giao hưởng số 3 cung Mb-Anh Hùng Ca, Bản giao hưởng số 5 cung Db-Định mệnh, bản giao hưởng số 6 cung F – Đồng quê… các bản sonata nổi tiếng như sonata Ánh trăng,
sonata Bi Tráng… các concerto như concerto số 2, số 5 cũng hết sức tuyệt.)
Với tiết tấu cuối cùng của bản concerto ngân vang trong trí nhớ, ông
chậm rãi mở mắt và thấy bản thân đang ngồi trong gian bếp mờ tối. Mặt
trời sẽ ló dạng nơi chân trời trong vài phút nữa, và không hiểu sao, ông
nghe âm vang một nốt đơn, nốt Si giáng
(Sb),
kéo dài và trầm, lôi cuốn ông.
Ông biết ông chỉ tưởng tượng ra nó, nhưng nốt nhạc ấy cứ vang vọng mãi,
và ông thấy mình chộp lấy một cây viết và tờ giấy.
Ông vội vàng phác thảo những khuôn nhạc và ghi nhanh những nốt nhạc
trước khi nhấn những ngón tay trên mặt bàn một lần nữa. Âm thanh lại