cả ba chiều không gian quen thuộc thực tế đều cuộn tròn và lý thuyết dây là
đúng, thì các nhà thiên văn khi dùng các thiết bị rất khác (hiện còn chưa tồn
tại), về nguyên tắc, có thể đo được quy mô của bầu trời nhờ các cấu hình
nặng của dây và sẽ nhận được kết quả là nghịch đảo của con số khổng lồ
trên. Và việc chúng ta có thể nghĩ vũ trụ hoặc là cực kỳ lớn hoặc là cực kỳ
bé chính là theo ý nghĩa đó.
Theo các cấu hình nhẹ của dây thì vũ trụ là
lớn và đang giãn nở, còn theo các cấu hình nặng thì vũ trụ cực nhỏ và
đang co lại. Không hề có mâu thuẫn nào ở đây cả, đơn giản chỉ vì
chúng ta có hai định nghĩa khác nhau nhưng đều có nghĩa như nhau về
khoảng cách mà thôi.
Chúng ta quen thuộc với định nghĩa thứ nhất hơn,
trên thực tế cả hai định nghĩa đều có giá trị như nhau.
Bây giờ chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi đặt ra ở trên về người lớn sống
trong vũ trụ bé. Khi chúng ta đo chiều cao của một người là 1m70 chẳng
hạn, chúng ta nhất thiết phải dùng các cấu hình nhẹ của dây. Để so sánh
kích thước này với kích thước của vũ trụ, ta nhất thiết phải dùng chính quy
trình đo đó, và như trên đã thấy, ta sẽ nhận được kích thước của vũ trụ là 15
tỷ năm ánh sáng, một kết quả hiển nhiên là lớn hơn rất nhiều so với 1m70.
Hỏi rằng một người lớn như thế làm sao có thể sống trong một vũ trụ bé xíu
được đo bằng các cấu hình nặng là một câu hỏi vô nghĩa, điều này chẳng
khác gì so gà với vịt. Vì chúng ta có hai khái niệm về khoảng cách - do
dùng các cấu hình nhẹ hay nặng - nên chúng ta phải so sánh các phép đo
được thực hiện theo cùng một quy trình