tầm quan trọng như nhau và đều phải được tính đến đồng thời. Thường
thường, trong những trường hợp như vậy, cách duy nhất là dùng sức mạnh
to lớn của các máy tính để mô phỏng chuyển động của ba thế hệ
Khi sử dụng lý thuyết nhiễu loạn, ví dụ trên đã cho chúng ta thấy rõ tầm
quan trọng của việc xác định ước lượng thô ban đầu có thực sự là một ước
lượng gần đúng hay không và nếu đúng như vậy, thì những chi tiết tinh tế
hơn phải được đưa vào như thế nào để đạt được độ chính xác mong muốn.
Như chúng ta vừa mới thảo luận ở trên, những vấn đề này là cực kỳ quan
trọng đối với việc áp dụng các công cụ của lý thuyết nhiễu loạn cho những
quá trình vật lý trong thế giới vi mô.
Trong chương này, khi ta nói về các câu trả lời “chính xác”, chẳng hạn
như chuyển động “chính xác của trái đất, là chúng ta muốn nói tới sự tiên
đoán chính xác đối với một đại lượng vật lý nào đó trong một khuôn khổ lý
thuyết đã chọn. Chừng nào chúng ta chưa có một lý thuyết cuối cùng - điều
mà bây giờ chúng ta có thể làm được mà cũng có thể là không bây giờ - thì
tất cả những lý thuyết chỉ là những mô tả gần đúng của thực tại. Nhưng
khái niệm gần đúng đó không liên quan gì tới thảo luận của chúng ta trong
chương này. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới thực tế là, trong một lý thuyết
đã chọn, rất khó, nếu không muốn nói là không thể, rút ra được những tiên
đoán chính xác. Thay vì thế, chúng ta cần phải rút ra những tiên đoán bằng
cách dùng các phương pháp gần đúng dựa trên lý thuyết nhiễu loạn.