Brian Greene
Giai điệu giây và bản giao hưởng vũ trụ
Phần IV - Lý thuyết dây và cấu trúc của không thời gian
Chương 12 Cuộc tìm kiếm lý thuyết - m (5)
Cũng tựa như sức bền của sợi dây thừng xác định xác suất để sự kéo và
giật mạnh sẽ làm cho nó đứt thành hai sợi, trong lý thuyết dây cũng tồn tại
một con số dây duy nhất tách thành hai dây, tạo ra tức thời một cặp dây
ảo...
Gần đúng nhưng có thật là gần đúng không?
Điều này còn tùy. Mặc dù biểu thức toán học tương ứng với mỗi giản đồ trở
nên rất phức tạp khi số vòng tăng lên, nhưng các nhà lý thuyết dây đã nhận
ra một đặc trưng rất cơ bản.
Cũng tựa như sức bền của sợi dây thừng xác
định xác suất để sự kéo và giật mạnh sẽ làm cho nó đứt thành hai sợi,
trong lý thuyết dây cũng tồn tại một con số dây duy nhất tách thành
hai dây, tạo ra tức thời một cặp dây ảo
. Con số đó được gọi là hằng số
liên kết (nói một cách chính xác hơn 5 lý thuyết dây đều có một hằng số
liên kết riêng của mình). Đây là một cái tên rất gợi tả: cỡ của hằng số này
cho biết những thăng giáng lượng tử của ba dây (gồm vòng dây ban đầu và
hai vòng dây ảo được tách ra), liên hệ với nhau mạnh tới mức nào, hay có
thể nói, chúng liên kết với nhau chặt chẽ tới mức nào. Những tính toán
chứng tỏ rằng hằng số liên kết càng lớn, thì những thăng giáng lượng tử
càng có khả năng làm cho dây ban đầu tách ra làm hai (và sau đó nhập lại
với nhau); còn hằng số liên kết càng nhỏ thì điều đó càng ít có khả năng
hơn.
Chúng ta sẽ đề cập một cách ngắn gọn về vấn đề xác định hằng số liên kết
trong 5 lý thuyết dây, nhưng trước hết, ta hãy giải thích rõ nói hằng số liên
kết “lớn” và “nhỏ” là có ý nghĩa gì. Cơ sở toán học của lý thuyết dây chứng
tỏ rằng đường phân chia giữa “lớn” và “nhỏ” chính là số 1, theo nghĩa sau.
Nếu như hằng số nhỏ hơn 1 thì, cũng giống như một loạt các tia chớp, sẽ
càng ít có khả năng sinh ra và tồn tại tức thời một lượng lớn các cặp hạt ảo.
Còn nếu hằng số liên kết lớn hơn 1, thì khả năng sinh ra một số lượng lớn