GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 443

nhã chuẩn xác, đa vũ trụ và nguyên lý vị nhân đã vẽ nên bức tranh về một
tập hợp các vũ trụ quá ư hoang dã và hết sức đa dạng. Chúng ta rất khó,
thậm chí thể nói là không thể, biết được bức tranh đa vũ trụ có đúng hay
không. Thậm chí nếu có những vũ trụ khác, thì chúng ta cũng không bao
giờ có thể liên lạc được với những vũ trụ đó. Nhưng bằng cách mở rộng
hơn nữa "những cái ở ngoài kia", - theo cách thu nhỏ phát minh của Hubble
cho thấy rằng Ngân hà chẳng qua cũng chỉ là một trong số rất nhiều thiên
hà mà thôi - khái niệm đa vũ trụ ít nhất cũng cảnh báo với chúng ta rằng có
thể chúng ta đòi hỏi quá nhiều ở lý thuyết tối hậu.
Chúng ta muốn đòi hỏi rằng lý thuyết tối hậu của chúng ta cho một sự mô
tả lượng tử nhất quán của tất cả các lực và toàn bộ vật chất. Chúng ta cũng
muốn đòi hỏi lý thuyết tối hậu cho một vũ trụ học trong vũ trụ chúng ta.
Nhưng nếu bức tranh đa vũ trụ là đúng - lại một chữ nếu to tướng - thì việc
đòi hỏi nó phải giải thích được cả những chi tiết như khối lượng, tích lực
của các hạt cũng như cường độ của các lực, có lẽ, sẽ là một đòi hỏi quá
đáng.
Nhưng cũng cần phải nhấn mạng rằng, nếu như chúng ta chấp nhận giả
thiết tư biện về đa vũ trụ, thì kết luận cho rằng điều đó sẽ làm phương hại
tới sức mạnh tiên đoán của chúng ta cũng không phải là chắc chắn gì. Lý
do, nói một cách vắn tắt, là ở chỗ nếu chúng ta đã thả cho trí tưởng tưởng
của chúng ta bay bổng và cho phép mình chiêm ngưỡng đa vũ trụ, thì
chúng ta cũng phải thả cho giấc mơ lý thuyết phiên du để thấy được bằng
cách nào có thể chế ngự được đặc tính ngẫu nhiên khá rõ ràng của đa vũ
trụ. Đối với những giấc mơ chừng mực hơn, chúng ta có thể hình dung rằng
- nếu mô hình đa vũ trụ chính xác - thì chúng ta có thể mở rộng hết cỡ lý
thuyết tối hậu của chúng ta và cái "lý thuyết tối hậu mở rộng" đó có thể cho
chúng ta biết chính xác sự phân bố giá trị của các tham số cơ bản trong tập
hợp những vũ trụ thành phần là như thế nào và tại sao lại như vậy.
Lee Smolin thuộc Đại học quốc gia Pennsylvania còn đưa ra những ý tưởng
triệt để hơn nữa. Được kích thích bởi sự tương tự giữa những điều kiện ở
Big Bang và ở tâm lỗ đen - cả hai đều được đặc trưng bởi mật độ khổng lồ
của vật chất bị nén cực mạnh - Smolin đã đề xuất rằng mỗi một lỗ đen là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.