GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 444

một hạt mầm nảy sinh ra một vũ trụ mới thông qua một vụ nổ tựa như Big
Bang, nhưng vĩnh viễn được chân trời sự kiện của lỗ đen che giấu không
cho chúng ta nhìn thấy. Không chỉ hài lòng với việc đề xuất một cơ chế
khác để sinh ra đa vũ trụ, Smolin còn đưa ra một yếu tố mới - một kiểu "đột
biến di truyền" trong vũ trụ - cho phép tránh được những hạn chế của
nguyên lý vị nhân [1]. Ông cho rằng khi vũ trụ vọt ra từ lõi lỗ đen, những
thuộc tính của nó, như khối lượng của các hạt và cường độ các lực là rất
gần, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với những thuộc tính của vũ trụ mẹ.
Vì các lỗ đen sinh ra từ những ngôi sao đã tắt và sự hình thành các sao lại
phụ thuộc vào những giá trị cụ thể của khối lượng các hạt và cường độ các
lực, nên sức sinh sản của một vũ trụ đã cho, tức là số lỗ đen mà nó có thể
tạo ra, phụ thuộc một cách rất nhạy cảm vào những tham số đó. Do vậy,
nhưng sai khác nhỏ trong những tham số của các vũ trụ con này sẽ dẫn tới
một số vũ trụ có giá trị của các tham số đó là tối ưu đối với sự sinh ra các lỗ
đen hơn là vũ trụ mẹ, và do đó các vũ trụ đời cháu do các vũ trụ con này
phóng ra sẽ nhiều hơn. Sau nhiều "thế hệ", hậu duệ của các vũ trụ sẽ được
tối ưu hóa đối với việc tạo ra các lỗ đen và do vậy, chúng trở nên đông đúc
tới mức chiếm đa số áp đảo trong vũ trụ. Và như vậy, thay vì phải viện đến
nguyên lý vị nhân, đề xuất của Smolin đã cung cấp một cơ chế động làm
cho, về trung bình, các tham số của một thế hệ tiếp theo ngày càng gần tới
những giá trị cụ thể là tối ưu đối với việc tạo ra các lỗ đen.
Cách tiếp cận này cho ta một phương pháp, thậm chí ngay cả trong bối
cảnh đa vũ trụ, cũng có thể giải thích được các tham số của các hạt sơ cấp
và của các lực. Thực vậy, nếu lý thuyết của Smolin là đúng, và nếu chúng
ta là những thành viên điển hình của một đa vũ trụ đã trưởng thành (đây lại
là những chữ "nếu" to tướng và tất nhiên còn có thể bàn cãi về nhiều mặt),
thì những tham số của các hạt và các lực mà chúng ta đo được có thể đã
được tối ưu hóa cho việc sản xuất các lỗ đen. Nghĩa là bất cứ một sự xê
dịch nào đối với các tham số đó của vũ trụ chúng ta cũng sẽ làm cho các lỗ
đen khó sinh ra hơn. Các nhà vật lý cũng đang bắt đầu nghiên cứu đề xuất
này và hiện nay vẫn chưa khẳng định được sự đúng đắn của nó. Nhưng
ngay cả khi giả thuyết cụ thể của Smolin là sai, thì nó cũng đã giới thiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.