mạng lưới các đường phố cho ta một phương tiện để xác định một địa điểm
trong thành phố. Tất nhiên, trong thành phố, để cho địa chỉ, ngoài việc chỉ
địa điểm trên mạng lưới đường phố hai chiều, còn phải cho vị trí theo
hướng thẳng đứng, như số tầng chẳng hạn. Và cái thông tin cuối cùng này,
tức là vị trí theo chiều thứ ba không gian, đã được bỏ đi trong mô hình hai
chiều để dễ hình dung hơn.
Hình 3.3 Biểu diễn một không gian phẳng.
Khi không có vật chất và năng lượng, Einstein xem rằng không gian là
“phẳng”.
Trong mô hình hai chiều của chúng ta, điều này có nghĩa là “hình
dạng” của không gian giống như bề mặt của một chiếc bàn nhẵn, như được
minh họa trên Hình 3.3. Đây là hình ảnh không gian Vũ trụ của chúng ta đã
được hình dung từ hàng ngàn năm nay. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với không
gian, nếu như có một vật nặng như Mặt Trời hiện diện? Trước Einstein, câu
trả lời là không có gì; không gian (và thời gian) được xem đơn giản như
một sân khấu lạnh lùng nơi diễn ra những sự kiện của Vũ trụ. Tuy nhiên,
chuỗi những suy luận của Einstein mà chúng ta đang theo đuổi lại dẫn tới
một kết luận khác.
Một vật nặng như Mặt Trời và thực tế là một vật bất kỳ, đều tác dụng một
lực hấp dẫn lên các vật khác. Trong ví dụ về quả bom của bọn khủng bố,
chúng ta đã biết rằng lực hấp dẫn và chuyển động có gia tốc là không thể
phân biệt được. Trong ví dụ về sàn quay Tornado, ta lại biết rằng mô tả
toán học của chuyển động có gia tốc đòi hỏi những hệ thức của không gian
cong. Những mối liên kết này giữa hấp dẫn, chuyển động có gia tốc và