nguyên tử và dưới nguyên tử. Năm 1965, Richard Feynman, một trong số
những người tiên phong vĩ đại nhất của cơ học lượng tử đã viết:
Có một thời báo chí nói rằng chỉ có khoảng một chục người là hiểu được
thuyết tương đối, riêng tôi, thì tôi không tin là đã có một thời như vậy. Có
thể là có một thời mà chỉ có một người hiểu được nó, vì chính ông là người
đã lĩnh hội được trước khi viết ra bài báo công bố nó. Nhưng sau đó, người
ta đọc bài báo và nhiều người hiểu được lý thuyết tương đối theo cách này
hoặc cách khác và chắc chắn là nhiều hơn con số một chục. Trái lại, tôi
nghĩ, tôi có thể nói một cách chắc chắn rằng không có một ai có thể hiểu
được cơ học lượng tử
(Trang 149)
Mặc dù Feynman phát biểu ý kiến này của mình hơn ba chục năm trước,
nhưng nó vẫn còn đúng cho tới tận hôm nay. Điều mà ông muốn nói có
nghĩa là, mặc dù thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng đòi hỏi phải
xem xét lại một cách căn bản những cách nhìn trước đây về thế giới, nhưng
một khi người ta đã chấp nhận những nguyên lý cơ bản của hai lý thuyết
đó, thì những hệ quả mới và trái với trực giác về không gian và thời gian
được suy ra trực tiếp từ những lập luận lôgic. Nếu như bạn suy ngẫm một
cách kỹ càng những điều đã được trình bày trong hai chương trước, bạn sẽ
chấp nhận - dù chỉ trong giây lát - sự không tránh khỏi dẫn đến những kết
luận như vậy. Nhưng với cơ học lượng tử thì lại khác. Vào khoảng năm
1928, rất nhiều những công thức và quy tắc của cơ học lượng tử đã được
sắp xếp một cách hệ thống và từ đó chúng đã được sử dụng để đưa ra rất
nhiều tiên đoán bằng số chính xác và thành công nhất trong lịch sử khoa
học. Tuy nhiên, trên thực tế, những ai đã từng sử dụng cơ học lượng tử đều
tự thấy rằng mình làm theo những quy tắc và những công thức do các “vị
cha đẻ” ra cơ học lượng tử sáng lập ra, với những thủ tục tính toán không
mấy khó thực hiện, nhưng thực sự không hiểu tại sao những thủ tục đó lại
đưa đến những kết quả mỹ mãn như vậy và chúng có ý nghĩa gì.
Không
giống như thuyết tương đối, đối với cơ học lượng tử, chỉ một số rất ít
người, nếu không muốn nói là không có ai, là nắm được “cái hồn” của
nó
.
Từ kết luận đó, chúng ta rút ra được điều gì? Phải chăng điều này có nghĩa