Hãn để lên đƣờng, trời cuối tháng 4, chẳng còn lấy một ngọn cỏ cọng rau. Trƣớc
cảnh tiêu sơ này, thầy cảm tác một loạt mấy bài thơ.
Huệ Khải dịch
4. Tây Du Ký Có Bài Lão Tôn Phật Không?
Thỉnh thoảng cũng không tránh khỏi có ngƣời nghĩ rằng: “Trong Tây Du
Ký, Ngô Thừa Ân đã mạnh mẽ bài bác, nhạo báng đạo Lão, đã biến hình thành
đạo tu Tiên, dƣới nhiều hình thức, từ nhẹ nhàng đến sống sƣợng, thô bạo để đề
cao Phật Giáo...”
194
Đạo Lão có nhiều trƣờng phái, trong đó không tránh khỏi những biến tƣớng
rơi vào chỗ mất chân truyền hay tông chỉ vô vi thanh tịnh của đạo Lão. Trong
Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân nếu có bài bác, chính là bài bác khía cạnh mê tín dị
đoan, câu chấp hình danh sắc tƣớng của các đạo sĩ.
Ngô Thừa Ân thực ra rất tôn trọng và hiểu đúng chân truyền nội đơn (tịnh
hay thiền) của Lão Giáo. Theo đó, đạo giải thoát phải thực hành từ chính trong
thân hành giả, ngoài thân không có đạo giải thoát. Đạo Lão dùng thuật ngữ nội
dƣợc 内 藥 (internal elixir) để ám chỉ lý này. Nếu lầm lẫn tƣởng rằng có thể bào
chế ngoại dƣợc (external elixir) để làm thuốc trƣờng sinh bất tử là rơi vào bàng
môn tả đạo
.195
Thử nêu thí dụ tiêu biểu, Hồi thứ Bốn Mƣơi Bốn và Bốn Mƣơi Lăm kể việc
Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng vào quán Tam Thanh, dẹp hết các cốt tƣợng trên
bệ thờ đi; khi các đạo sĩ mê muội quỳ lạy xin “kim đơn” để đƣợc trƣờng sinh bất
tử, ba anh em bèn hội ý chớp nhoáng và hào phóng ban cho ngay mấy bình nƣớc
tiểu!
196
Nếu vin vào sự việc này rồi đề quyết Ngô Thừa Ân báng bổ đạo Lão thì
chẳng khác nào mƣợn cớ Thiền Sƣ Đan Hà Thiên Nhiên (738-824) đời Đƣờng
chẻ tƣợng Phật nơi chùa Huê Lâm, đất Trƣờng An, để kết án Thiền Sƣ hủy báng
Phật, phạm tội đại ác nghịch.
Cũng vậy, nếu chấp cứng vô mặt chữ truyện Tây Du, thì khi đọc Hồi thứ
Mƣời Sáu, tới đoạn các sƣ chùa Quan Âm dở trò ma giáo, tự đốt chùa mình vì
mong cƣớp đoạt cà sa báu của Đƣờng Tăng,
197
hay khi đọc Hồi thứ Hai Mƣơi
Ba, thấy Bát Giới tuyên bố với Tề Thiên một câu xanh rờn rằng: “Ngƣời ta
thƣờng nói hòa thƣợng là con ma háo sắc.”
198
thì biết đâu chừng thiên hạ cũng
dám chụp mũ Ngô Thừa Ân là bài Phật tôn Lão lắm chứ.
Cho nên khi đã thấu đáo chỗ nghịch thƣờng này ở truyện Tây Du thì tức
khắc cũng sẽ hiểu vì sao trong lúc triết gia Đức Friederich Wilhelm Nietzsche