làm quan tài, trên cô có một người anh trai, bố mẹ đã định để người anh đó
kế thừa tổ nghiệp và bí thuật Cản thi. Nhưng trong một lần cháy xưởng,
người con trai đó đã bị vùi trong đám lửa, tới khi được cứu ra, sự sống đã
rất mong manh.
Chết não 90%, các bộ phận trong cơ thể không hoạt động, duy chỉ có
tim vẫn còn đập. Lúc đó bố Như đã ra một quyết định, vì nhà làm quan tài
nên ông ấy biết trong làng người nào mới chết, ngay đêm đó ông đã đi đào
trộm ngôi mộ ấy lên. Thuật Cản thi truyền đời của gia tộc ông tưởng đã mai
một, nay lại được đem ra sử dụng.
Cản thi là việc sử dụng một xác người mới chết, cơ thể còn chưa bị
phân hủy, đem vực nó dậy và khiến nó có thể di chuyển được. Bí thuật này
được truyền lại từ đời cụ kỵ nhà họ Lưu, từng nghe thời đó chiến tranh loạn
lạc, vì người chết trận nhiều quá, không đưa về xuể, tướng quân mới hạ
lệnh để vị pháp sư họ Lưu kia làm cách nào đó có thể dẫn xác binh lính trở
về.
Từ đó thuật Cản thi ra đời, trải qua rất nhiều thập kỷ, người trong gia
tộc truyền tay nhau lưu giữ bí thuật đó, nhưng người tin tưởng vào nó ít
dần, vì một phần là thời đại ngày nay đã không còn cần tới nó nữa. Gia
đình Như là đời gần nhất nhận trách nhiệm lưu giữ bí thuật, bố cô là một
bậc thầy Cản thi, tiếc là không thể làm việc này công khai, ông liền chuyển
sang làm nghề bán quan tài. Cũng từ thời trẻ, ông tới Việt Nam sinh sống,
mẹ Như là người Việt, trước giờ bà hoàn toàn không biết bí mật này của
chồng. Cho tới đêm hôm đó.
Bố Như mặc một chiếc áo tang, đầu đội vòng rơm, chân đi giày rơm,
thắt lưng làm bằng dây chuối, đây là trang phục người nhà của tử thi. Muốn
dẫn được xác chết về, trước tiên vẫn phải khiến nó tin tưởng mà đi theo
mình, đồ này người nhà thường để lại trên nấm mộ, vì sợ âm khí ngoài
nghĩa địa ám vào người nên họ sẽ không mang về. Dọc đường đi phải cắm
mốc, đếm bước chân để dự kiến thời gian dẫn xác về nhà, trên mỗi cọc mốc