(người có sáng chế mức cao: lưu hóa cao su, nhờ vậy cao su mới được dùng
rộng rãi như hiện nay – người viết nhấn mạnh) thì được trả lời rằng: Nếu
ông (bà) thấy người nào mặc bành tô bằng cao su, đi đôi ủng bằng cao su,
đội mũ lễ bằng cao su với cái ví cao su trong túi. Trong ví cao su đó không
có một xu nào cả. Ông (bà) đừng nghi ngờ gì nữa. Đó chính là Goodyear".
Ngược lại, mức sáng tạo càng thấp, ích lợi cho tác giả càng đến nhanh và
càng nhiều. Ví dụ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là nước
thua trận, rất cần tiền để bồi thường chiến phí và khôi phục nền kinh tế bị
tàn phá nặng nề. Chính những sáng tạo mức thấp theo triết lý Kaizen (các
cải tiến nhỏ và liên tục) đã nhanh chóng giúp Nhật có nhiều tiền để trở thành
nền kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, trong khi số lượng người Nhật
nhận giải Nobel (sáng tạo mức cao) đứng sau cả một số nước nhỏ châu Âu.
Những sáng tạo được đề cử vào giải Nobel là những sáng tạo mức cao.
Những người chiến thắng được nhận tiền thưởng khoảng 1 triệu đôla Mỹ.
Còn những người cũng nằm trong danh sách đề cử đó mà thực chất mức
sáng tạo của họ cũng "một chín một mười" với những người đoạt giải thì
sao? Họ chỉ là những người làm công ăn lương: các tiến sỹ của các trường
đại học, viện nghiên cứu, trung tâm hoặc phòng thí nghiệm của các tập đoàn,
công ty, chứ không phải có mức sáng tạo cao thì trở nên giàu có.
Thực tế kể trên có thể giải thích bằng các lý do sau:
a. Khi nói ích lợi (kể cả lợi nhuận), chúng ta hiểu rằng, đó là những gì còn
lại sau khi trừ đi chi phí. Trong khi đó, chi phí cho bài toán mức năm lớn
hơn nhiều lần bài toán mức một.
b. Số lượng người tham gia giải bài toán mức năm đông hơn nhiều lần bài
toán mức một, do vậy, lợi nhuận phải chia sẻ cho nhiều người hơn.
c. Sáng tạo mức năm có tính mới cao nên được hệ thực tế tiếp nhận chậm
hơn nhiều so với mức một, mà hệ thực tế có tiếp nhận thì mới thu được ích
lợi (kể cả tiền).
d. Thời gian bảo hộ độc quyền cho các sáng chế hiện nay không phân biệt
các mức sáng tạo, cùng đều là 15 đến 20 năm (tùy theo quốc gia). Đối với